Chậm tiền trợ giá xe buýt ở TP HCM: Xã viên rút xe, DN thành “con nợ”

Tuyến 44 và 78 ở TP HCM, nhiều xã viên đã xin rút phương tiện nên từ 32 xe chỉ còn 16 xe
Tuyến 44 và 78 ở TP HCM, nhiều xã viên đã xin rút phương tiện nên từ 32 xe chỉ còn 16 xe
(PLO) - Thiếu tiền trợ giá, nhiều đơn vị vận tải hành khách công cộng đang lâm cảnh khốn đốn do xã viên đồng loạt rút xe; nhiều tuyến mất chuyến  hoặc ngừng hoạt động trong khi đối tác liên tục gửi “trát” đòi nợ. Vì sao có cảnh này?

Mất nguồn cung nhiên liệu

Ông Nguyễn Ngọc Bình - Giám đốc HTX Vận tải số 28 cho biết, đơn vị này vừa nhận được văn bản đòi nợ của Công ty CP Kinh doanh khí Miền Nam. Theo đó, đến 15h ngày 28/9/2018, số nợ tiền mua khí CNG của HTX Vận tải số 28 là hơn 685 triệu đồng. Văn bản nêu rõ, trong tháng 7/2018, HTX này cam kết tới tháng 9/2018 sẽ thanh toán toàn bộ công nợ quá hạn vì đang đợi tiền trợ giá của Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng (Sở GTVT TP HCM). Nhưng đến thời điểm này, tình hình thanh toán công nợ tiền khí CNG của HTX vẫn chưa được thực hiện.

Do đó, DN cung cấp khí CNG đưa ra “tối hậu thư”: Đến 15h ngày 5/10/2018, nếu HTX không thanh toán số tiền nợ trên thì Công ty CP Kinh doanh khí Miền Nam sẽ ngừng cung cấp khí CNG cho các xe buýt của HTX này.

Giám đốc HTX Vận tải số 28 thừa nhận, hiện đơn vị này đang nợ tiền khí vì DN khó khăn, chưa có tiền trả, đang chờ tiền trợ giá của Nhà nước. Vị Giám đốc này nói, hiện đang chờ các đơn vị thành viên của HTX gom tiền về để trả nợ. Tuy nhiên, vị này phân trần, thời gian qua, các xã viên làm ăn không mấy hiệu quả. Tám tháng qua, đơn vị đã trang trải nhiều khoản “dữ lắm rồi” nên hiện giờ chưa thu xếp được nguồn tiền để trả nợ. Do đó, nguồn tiền quan trọng nhất để đơn vị trả được nợ là tiền trợ giá xe buýt. Được biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị này chỉ nhận được khoảng 50% tiền trợ giá.

Giám đốc HTX Vận tải số 28 cho biết thêm, giữa tháng 8 và cuối tháng 9/2018, HTX hai lần thương thảo để ký hợp đồng cung cấp vận tải xe buýt với Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng TP HCM. Tuy nhiên, cả hai lần đều thất bại, không ký được hợp đồng do giá mà Trung tâm đưa ra quá thấp. Lãnh đạo HTX này chờ tiền trợ giá xe buýt, nhưng thừa nhận không biết lúc nào mới nhận được do chưa thống nhất được các điều khoản để ký hợp đồng. Như vậy, nếu tới đây HTX không thu xếp được tiền trả nợ khí CNG thì nhà cung cấp sẽ cắt nguyên liệu, khi đó xe buýt của HTX này có nguy cơ ngừng chạy.

Tăng tuyến những trợ giá không tăng

Theo tìm hiểu của PLVN, hiện nay không chỉ HTX Vận tải số 28 chưa nhận được tiền trợ giá mà nhiều đơn vị khác cũng tương tự, dẫn đến nhiều xã viên xin rút xe, tự ý ngưng hoạt động, khiến nhiều tuyến buýt giảm tuyến, mất chuyến, ảnh hưởng đến người đi xe buýt. Điển hình, tại HTX Vận tải và Du lịch Đông Nam, tuyến 40 đã ngưng hoạt động từ tháng 8/2017; tuyến 17 thường xuyên mất chuyến; tuyến 51 ngưng hoạt động; tuyến 44 và 78 nhiều xã viên xin rút phương tiện (từ 32 xe xuống còn 16 xe)…

Đến cuối tháng 9/2018, Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng mới giải ngân được 447 tỷ đồng, trong tổng số 1.000 tỷ đồng trợ giá xe buýt năm 2018. Giải thích việc chậm giải ngân tiền trợ giá xe buýt, ông Trần Chí Trung -  Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông Công cộng cho biết, do Trung tâm này và các HTX chưa ký được hợp đồng nên chưa thể giải ngân. Lý do chưa thể ký hợp đồng, theo ông Trung, vì chi phí nguyên liệu, đầu vào của các HTX tăng lên trong khi trợ giá thấp nên các HTX không đồng ý. 

Cũng theo lãnh đạo Trung tâm này, tiền trợ giá của TP trong nhiều năm qua không tăng, dao động ở ngưỡng 1.000 tỷ đồng mỗi năm, trong khi TP chủ trưởng tăng thêm nhiều tuyến buýt để phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân. Do đó, dù kinh phí đầu vào của các HTX tăng lên nhưng số tiền trợ giá lại giảm đi khiến DN kêu ca.

Theo Sở GTVT TP HCM, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, sản lượng hành khách công cộng đạt 15% (hiện nay là 9,6%) nhu cầu đi lại của người dân TP. Để đạt được mục tiêu này, phải mở thêm tuyến, đổi mới phương tiện, nâng cao chất lượng dịch vụ. Theo kế hoạch, phải mở được ít nhất là 80 tuyến/năm để đến cuối năm 2020, số tuyến tăng từ 200 - 220 tuyến so với hiện nay; còn phương tiện xe buýt tăng lên khoảng 5.600 xe.

Có kế hoạch “gối đầu”, DN buýt Hà Nội ít “kêu ca”

“Chia sẻ với PLVN, ông Lương Đức Thịnh - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, liên quan đến việc trợ giá xe buýt, kinh nghiệm của Hà Nội cho thấy, Trung tâm này thường lập kế hoạch để ký hợp đồng với các DN vận tải theo quý. Việc này cần làm một cách bài bản, “gối đầu” giữa các quý, không để xảy ra bị động. Nguồn kinh phí trợ giá đã được phê duyệt từ đầu năm, căn cứ vào nguồn kinh phí này, Trung tâm phân bổ đều, ký hợp đồng với các DN. Do đó, khi đến thời gian ký hợp đồng, cả Trung tâm và DN đều chủ động ký kết, không có chuyện “kỳ kèo” về điều khoản.

Ngoài ra, hiện nay Hà Nội chỉ có 6 DN tham gia vận tải hành khách bằng xe buýt, trong khi TP HCM có hàng chục DN tham gia, mức độ xã hội hóa cao, nhiều DN kinh doanh hiệu quả kém nên việc thực hiện trợ giá phức tạp hơn”.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến.
(PLVN) - Tại phiên thứ 2, Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 sáng 01/10, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến - phần thưởng của Công đoàn Viên chức Việt Nam cho cá nhân có đóng góp xuất sắc, trong thời gian dài cho hoạt động  công đoàn của cơ quan và Công đoàn Viên chức Việt Nam.

'Gỡ khó' cho doanh nghiệp vay vốn

Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
(PLVN) - Sau Hội nghị kết nối ngân hàng (NH) - doanh nghiệp (DN) trên địa bàn TP Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục tổ chức Hội nghị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm đối thoại, tháo gỡ vướng mắc cho DN trong vấn đề tiếp cận vốn ngân hàng.

Quý III/2023 GDP ước tăng 5,33%, kinh tế khởi sắc

Quý III/2023, khu vực công nghiệp và xây dựng khởi sắc hơn với mức tăng 5,19% so với cùng kỳ. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý III và 9 tháng năm 2023, theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2023 ước tính tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước.

Thúc tiến độ cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
(PLVN) -Do dự án Diễn Châu - Bãi Vọt chậm tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã họp riêng về dự án và có “tối hậu thư” cho nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ. Điều đáng nói, đây không phải là lần đầu tiên Bộ GTVT thúc tiến độ dự án này.

Cần vai trò “nhạc trưởng” của “siêu” ủy ban

Hoạt động khai thác dầu khí của PVN - một tập đoàn có doanh thu và đóng góp ngân sách nhà nước rất lớn của CMSC.
(PLVN) -Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Đỗ Thành Trung, với việc quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty (TĐ-TCT) nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) cần thực hiện vai trò của người “nhạc trưởng” trong việc điều phối, huy động nguồn lực của các TĐ-TCT phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Liên kết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ: Doanh nghiệp phải chung tay xóa 'lõi nghèo'

Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phóng nhấn mạnh vai trò của DN trong liên kết vùng.
(PLVN) - Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, song thiếu liên kết, Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) vẫn là "vùng trũng" trong phát triển kinh tế và là "lõi nghèo" của cả nước. Theo Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Quang Phòng, không chỉ chính quyền mà ngay cả doanh nghiệp (DN) cũng phải chung tay xây dựng một quy hoạch chung cho toàn vùng…

ADB dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay ở mức 5,8%

Họp báo giới thiệu Báo cáo ADO tháng 9/2023.
(PLVN) - Theo báo cáo vừa công bố của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024, so với dự báo hồi tháng 4 năm 2023 lần lượt là 6,5% và 6,8%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu.

Ngành Hải quan: Bảo đảm giảm 20% số lô hàng lấy mẫu phân tích, phân loại

Hoạt động nghiệp vụ của cán bộ hải quan. (Ảnh: N.Linh)
(PLVN) -Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo các cục hải quan tỉnh, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện bảo đảm hoàn thành chỉ tiêu “giảm 20% số lô hàng phải lấy mẫu phân tích, phân loại” nhằm tạo thuận lợi tối đa cho xuất nhập khẩu hàng hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.

PVN kiên định mục tiêu tăng trưởng

Dù thị trường gặp nhiều khó khăn nhưng PVN kiên định mục tiêu tăng trưởng năm 2023. (Ảnh: PVN)
(PLVN) -Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) kiên định mục tiêu tăng trưởng nhằm hoàn thành tốt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao ngay cả trong bối cảnh khó khăn, nhiều thách thức.

Hàng không tăng trưởng ấn tượng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Theo Cục Hàng không Việt Nam, 9 tháng năm 2023, các cảng hàng không trên cả nước đón 89 triệu lượt khách, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Rà soát, ngăn chặn gian lận trong khai thác khoáng sản

Ảnh minh họa.
(PLVN) -Tổng cục Thuế vừa có văn bản yêu cầu cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường (TN&MT) để rà soát tài nguyên khai thác thực tế của người nộp thuế (NNT) trên địa bàn.

Đẩy mạnh văn hóa doanh nghiệp tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên

Các đại biểu tại tọa đàm với chủ đề “Quản trị doanh nghiệp bằng văn hóa”. (Ảnh BTC)
(PLVN) - Ban Tổ chức Cuộc vận động "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” (BTC 248) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Bộ Công thương tổ chức Hội nghị triển khai Bộ tiêu chí Văn hóa kinh doanh Việt Nam đối với khu vực miền Trung và Tây Nguyên.