Chấm thi THPT Quốc gia 2019 thực hiện ra sao?

(PLVN) - Kết thúc công tác coi thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các Sở thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc quy trình chấm thi. Bộ sẽ thực hiện kiểm tra, thanh tra công tác chấm thi ở tất cả 63 Hội đồng thi.

Khó có “mưa điểm 10”?

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo mới công bố đáp án chính thức môn thi tự luận duy nhất, môn Ngữ văn, còn các môn thi trắc nghiệm chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố nhưng với đa số thí sinh, kết quả điểm thi đã có thể tạm xác định qua gợi ý giải đề. Thế nhưng, điều khiến mọi người băn khoăn, với đề thi 70% yêu cầu dành để xét tốt nghiệp THPT, thì liệu có xảy ra tình trạng tăng vọt điểm tuyệt đối kéo điểm chuẩn đại học năm nay cao lên?

Trước thắc mắc này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ cho biết: “Tôi chỉ có thể nói là đề thi đã đáp ứng yêu cầu đặt ra, đó là bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12. Qua theo dõi, đề thi được nhiều học sinh và các chuyên gia, thầy cô giáo đánh giá là phù hợp, giảm độ khó so với năm trước nhưng vẫn đảm bảo tính phân hóa. Do vậy, “mưa điểm 10” theo tôi sẽ không có”.

Ông Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ sẽ trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường đại học chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ; sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng mã hóa toàn bộ dữ liệu chấm thi; đánh phách điện tử phiếu trả lời trắc nghiệm; tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng, đồng thời có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi.

Sau khi tiếp nhận các bài thi, Ban làm phách của các Hội đồng thi sẽ bắt đầu hoạt động để các Ban chấm thi sớm bắt tay vào chấm thi. Địa điểm chấm bài thi trắc nghiệm đều phải có camera giám sát nơi chấm 24/24, các trường Đại học chủ trì chấm thi trắc nghiệm.

Sơ đồ quy trình chấm thi chặt chẽ. (Ảnh minh họa)
Sơ đồ quy trình chấm thi chặt chẽ. (Ảnh minh họa) 

Trong từng bước chấm thi trắc nghiệm phân công rõ người và trách nhiệm. Tăng cường thanh tra chấm thi và thanh tra chấm có quyền thanh tra toàn bộ các bước chấm thi trắc nghiệm. Trong tổ chấm thi trắc nghiệm cũng có tổ giám sát chấm thi để đảm bảo các quy trình kỹ thuật chấm thi theo đúng quy chế thi.

Sau bước quét ảnh các bài thi trắc nghiệm được phần mềm xử lý mã hóa thông tin trong máy tính, việc đánh phách điện tử đã đảm bảo bảo mật những thông tin về thí sinh khi sửa điểm, sửa những lỗi sai mờ trong bài thi. Sau quá trình quét sẽ lưu thành 3 bộ đĩa CD, 01 đĩa CD dữ liệu gốc sẽ được gửi về Bộ để cùng với Hội đồng thi lưu giữ CD dữ liệu gốc phòng những sai sót, vi phạm xảy ra. 

34 đoàn thanh tra về công tác chấm thi

Về công tác chấm bài thi tự luận, Bộ chủ trương tiếp tục thực hiện giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì chấm. Khâu đánh phách, làm phách sẽ thực hiện triệt để việc cách ly trong quá trình làm phách; bốc thăm chấm; thực hiện chấm hai vòng độc lập; thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra. 

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập 34 đoàn thanh tra công tác chấm thi trực tiếp tại các địa phương và các đoàn thanh tra cũng đã bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ. Theo Chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Huy Bằng, ngay sau khi kết thúc công tác coi thi, các đoàn thanh tra chấm thi của Bộ đã xuất quân và tiếp nhận công việc tại địa phương.

Hệ thống phần mềm quản lý thi và tuyển sinh năm 2019 đã được hoàn thiện, nghiệm thu và tập huấn cho các đơn vị. Phần mềm được cải tiến để tăng cường tính bảo mật, bảo đảm chấm thi chính xác, ngăn ngừa sự can thiệp từ người dùng. Bên cạnh 2 cán bộ từ trường Đại học, đoàn thanh tra chấm thi còn huy động thêm 1 Chánh thanh tra, hoặc Phó Chánh thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo nhưng không thực hiện nhiệm vụ tại địa phương mình.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tổ chức giám sát đoàn thanh tra, bảo đảm cán bộ thanh tra làm hết nhiệm vụ. Mặc đù, về cơ bản công tác này vẫn được tiến hành như mọi năm, nhưng năm nay sẽ làm quy mô hơn kỹ lưỡng hơn,  Chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh.

Theo kế hoạch, ngày 13/7 sẽ là hạn cuối 63 Hội đồng thi gửi kết quả dữ liệu điểm về Bộ, trên cơ sở đó, Bộ sẽ phân tích phổ điểm, đánh giá kết quả để ngày 14/7 chính thức công bố đồng loạt kết quả thi và phổ điểm kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Đây cũng là căn cứ để các trường xét tuyển đại học. 

Tin cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Đọc thêm

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.

Hi hữu: Một thí sinh từ trượt thành đỗ thủ khoa do "nhầm lẫn" khi hồi phách

Trường THPT Lê Hồng Phong (Bỉm Sơn, Thanh Hóa), nơi có thí sinh bị nhầm lẫn trong điểm thi vào lớp 10 năm 2024-2025.
(PLVN) - Do nhầm lẫn khi hồi phách của những người làm công tác chấm thi, một thí sinh ở Thanh Hóa đã được nhầm điểm và trở thành thủ khoa vào lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học Phổ thông năm học 2024 - 2025, dù cho điểm thi thực tế của thí sinh này là: trượt!