Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em: Chuyện không thể lơ là

Cần các giải pháp thiết thực và bền vững để chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em. (Ảnh: M. Trang)
Cần các giải pháp thiết thực và bền vững để chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em. (Ảnh: M. Trang)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lâu nay, nhiều người cho rằng những căn bệnh về sức khỏe tâm thần (SKTT) thường chỉ xảy ra ở người lớn, còn trẻ em vốn vô tư nên sẽ không mắc. Tuy nhiên, trên thực tế, tại nhiều tỉnh, thành, các bệnh viện thường xuyên tiếp nhận nhiều lượt trẻ em đến khám và điều trị về SKTT.

Đơn cử như thông tin tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa vào tháng 6/2022 cho thấy, tình trạng trẻ mắc rối loạn tâm thần vào khám và điều trị tăng nhẹ. Hầu hết trẻ vào điều trị khi bệnh đã nặng.

Em N.T.H., 8 tuổi, nhập viện với biểu hiện mệt mỏi, ngại giao tiếp với mọi người, khi đi học thiếu hụt rõ rệt khả năng chơi, giao tiếp với các bạn cùng lứa tuổi, học không tập trung; không nhận ra được trạng thái tình cảm của người xung quanh; ngôn ngữ thụ động, chỉ nói khi thực sự cần thiết, đặc biệt không biết hỏi lại.

Em T.N.P., 14 tuổi, thường ngủ ít và ngủ không sâu giấc vào 2 - 4 sáng; thường mệt mỏi, uể oải; khó tập trung khi học tập và làm việc gì đó, không thấy hứng thú với mọi thứ xung quanh; thường xuyên buồn phiền; ương bướng, khó dạy bảo; không hay giao tiếp với bố mẹ; dễ kích động, dễ cáu gắt, có phản ứng mạnh khi không đạt được một chuyện gì như ý...

Cuối tháng 11 vừa qua, nhân Ngày Trẻ em thế giới 2023, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam đã cho biết, theo kết quả điều tra của UNICEF, nhiều trẻ em, vị thành niên, thanh niên đang phải vật lộn với những khó khăn về SKTT do thiếu kỹ năng ứng phó và các dịch vụ hỗ trợ cần thiết. Cụ thể, Báo cáo điều tra năm 2022 cho thấy khoảng 21,7% trẻ vị thành niên (10 - 17 tuổi) có vấn đề về SKTT. Trong đó, rối loạn lo âu là nhiều nhất, chiếm 18,6%, rồi đến trầm cảm... Nhưng chỉ 8,4% trẻ em đã tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ hoặc tư vấn cho những vấn đề cảm xúc và hành vi. Đặc biệt, chỉ có 5,1% cha mẹ có con vị thành niên nhận thấy con của mình cần được giúp đỡ về sức khỏe tâm thần.

Theo bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Ngày Trẻ em thế giới năm nay có chủ đề “Nâng cao sức khỏe tâm thần tích cực nghĩa là mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ em”. Từ chủ đề này, bà Hà bày tỏ mong muốn các Bộ, ban, ngành, cơ quan, tổ chức cần quan tâm hơn và hành động tích cực để nâng cao sức khỏe tâm thần cho trẻ em với các giải pháp thiết thực và bền vững. Chia sẻ về tình hình chăm sóc trẻ em, đặc biệt là SKTT của trẻ em Việt Nam sau dịch COVID-19, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết thêm, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 36/CT-TTg về tăng cường giải pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; chương trình Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi giai đoạn 2023 - 2030 cũng đang được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

“Cần tăng cường truyền thông, giáo dục về kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, trong đó quan tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội trẻ em cho cha mẹ và các thành viên gia đình nhằm phát hiện sớm, giảm các sang chấn tâm lý cho trẻ em. Bên cạnh đó, cần kiện toàn các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em; rà soát, bổ sung và hoàn thiện các quy định của luật pháp và chính sách liên quan đến hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho trẻ em; tăng cường công tác tâm lý, tham vấn học đường...” - Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh

Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam kêu gọi, để chăm sóc SKTT cho trẻ em, điều cần thiết là tất cả cha mẹ, giáo viên, nhân viên xã hội, y tế, Chính phủ cần hành động để xóa bỏ sự kỳ thị về SKTT. Cần hiểu được sự khác biệt giữa trẻ em trai và gái trong việc trải nghiệm và ứng phó liên quan đến SKTT. UNICEF khuyến khích các quốc gia tập trung hành động vào những can thiệp sớm, đưa ra chiến lược phù hợp để xây dựng được kỹ năng nâng cao khả năng phục hồi, tăng cường sức khỏe tâm thần cho trẻ em.

“Điều cần thiết là tất cả chúng ta, những người làm cha mẹ, giáo viên, nhân viên xã hội, nhân viên y tế, Chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân cùng hành động để xóa bỏ sự kỳ thị về SKTT, cần hiểu được sự khác biệt giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong việc trải nghiệm và ứng phó liên quan đến sức khỏe tâm thần, tích cực và kiên trì thúc đẩy các phương pháp tiếp cận và chiến lược nhằm tăng cường phòng ngừa nguy cơ nghiêm trọng trong lĩnh vực này”, bà Rana Flowers nhấn mạnh.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.