Chậm quy hoạch, hạ tầng nhiều sân bay có nguy cơ “vỡ trận”

Do chưa được lập quy hoạch, dù quá tải, cảng hàng không Đà Nẵng chưa thể nâng cấp, xây mới. Ảnh minh họa
Do chưa được lập quy hoạch, dù quá tải, cảng hàng không Đà Nẵng chưa thể nâng cấp, xây mới. Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhiều sân bay đang quá tải, trong khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vẫn đang loay hoay chưa điều chỉnh xong quy hoạch. Hệ quả, nhiều cảng hàng không có tiền đầu tư nhưng không thể xây dựng nâng công suất.

Khách tăng, đè nặng lên hạ tầng hàng không

Theo nhận định của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và thứ nhất Đông Nam Á; mức tăng trưởng trung bình trong 5 năm tới gần 14%, cán mốc 150 triệu lượt hành khách vào năm 2035.

Theo số liệu của Bộ GTVT, thị trường hành khách hàng không Việt Nam (HKVN) năm 2018 tăng trưởng 12,9% với 106 triệu lượt hành khách; hàng hóa tăng 7,7% với 1,5 triệu tấn. Thị trường hàng không rất sôi động, ở trong nước có sự tham gia của 68 hãng hàng không nước ngoài, 5 hãng HKVN. Tại thị trường quốc tế, 68 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng HKVN đang khai thác gần 130 đường bay quốc tế giữa Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hải Phòng đi 28 quốc gia/vùng lãnh thổ…

Theo nhận định, HKVN đang có sự tăng trưởng “nóng”, nhiều sân bay đang trong tình trạng quá tải. Nhiều sân bay không được nâng công suất có thể sẽ dẫn đến “vỡ trận”, khi đó đối tượng bị thiệt không chỉ là hành khách mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn trên, ngày 23/2/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 236/QĐ-TTg: Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Quyết định 236); trong đó đặt mục tiêu phát triển hệ thống cảng hàng không với công suất thiết kế đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa. Quyết định này cũng giao Bộ GTVT thực hiện quy hoạch các cảng hàng không, sân bay nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, việc quy hoạch các sân bay theo Quyết định 236 chưa được thực hiện xong. Theo ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục HKVN, sau khi Thủ tướng ra Quyết định trên, Cục HKVN đã tiến hành rà soát, xác định đã có nhiều cảng hàng không phù hợp với Quyết định 236 của Thủ tướng.

Cụ thể, có 8 cảng hàng không là Điện Biên, Đồng Hới, Long Thành, Vân Đồn, Phú Bài, Cần Thơ, Phan Thiết, Tân Sơn Nhất đã được lập/điều chỉnh quy hoạch chi tiết và được Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT phê duyệt với quy mô phù hợp quy mô tại Quyết định 236. Hai cảng hàng không là Côn Đảo và Chu Lai đã trình Bộ GTVT hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chi tiết. Còn 17 cảng hàng không cần tiếp tục lập quy hoạch chi tiết/điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho phù hợp với Quyết định 236.

Vướng mắc kinh phí quy hoạch

Theo Cục trưởng Đinh Việt Thắng, 17 cảng hàng không chưa thể lập quy hoạch là do vướng mắc vốn thực hiện. Ông Thắng cho biết thêm, theo Luật Quy hoạch, Đề án này thuộc quy hoạch quốc gia nên được thực hiện theo nguồn vốn đầu tư công. Tuy nhiên, Cục HKVN hiện chưa được bố trí vốn đầu tư để thực hiện công tác quy hoạch.

Liên quan đến vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư (Bộ GTVT) Nguyễn Duy Lâm cho biết, Cục HKVN đã lập dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2019 cho nhiệm vụ thiết kế quy hoạch là hơn 17,5 tỷ đồng. Kinh phí này cũng đã được Bộ tổng hợp trong dự toán thu, chi thường xuyên NSNN năm 2019 của Bộ GTVT gửi Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Bộ Tài chính sau đó đã loại khoản chi này ra khỏi Quyết định giao dự toán thu, chi NSNN 2019.

Trước nhu cầu cấp bách phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết các cảng hàng không, mới đây Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đã có văn bản đề nghị Bộ Tài chính xem xét bổ sung dự toán chi thường xuyên NSNN 2019 cho nhiệm vụ thiết kế quy hoạch. Tuy nhiên, đến nay chưa thấy Bộ Tài chính hồi đáp.

Cùng với đó, ông Vũ Thế Phiệt, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, nhiều dự án hạ tầng hàng không cấp bách cần đầu tư xây dựng ngay và đã sẵn tiền nhưng do vướng chưa được quy hoạch nên không thể triển khai xây dựng. Ông Phiệt đưa ví dụ, tại các sân bay như Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc đã quá tải nhưng không thể điều chỉnh vì chưa có quy hoạch.

“Quy hoạch phải sớm để còn tiến hành các bước đầu tư xây dựng”, ông Phiệt giục và cho biết, công suất cả 2 nhà ga quốc nội và quốc tế của Đà Nẵng tối đa chỉ 10 triệu khách/năm nhưng hiện đã quá tải khoảng 3 triệu khách/năm. “Phải xây dựng một nhà ga mới để đảm bảo công suất tối đa của Đà Nẵng khoảng 30 triệu khách. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phải xây dựng một nhà ga mới công suất 18 – 20 triệu khách/năm mới có thể đảm bảo theo Quyết định 236 của Thủ tướng”, lãnh đạo ACV nói.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, trong phát triển hàng không, việc quy hoạch các cảng hàng không là việc rất quan trọng. “Tôi đã báo cáo Thủ tướng về việc kinh phí lập quy hoạch tổng thể. Thủ tướng cũng đã đồng tình và giao Bộ Tài chính sớm có báo cáo nguồn vốn này”, ông Thọ nói.

Chỉ vì đang thiếu hơn 17 tỷ đồng kinh phí lập quy hoạch, Bộ GTVT đang khiến hàng loạt sân bay không thể đầu tư, nâng cao công suất. Đó là một nghịch lý ở Bộ mà mỗi năm được rót hàng chục nghìn tỷ tiền ngân sách để đầu tư công! 

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.