Chấm dứt đại dịch AIDS – Thanh niên sẵn sàng

Buổi Lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và ngày Thế giới phòng chống AIDS.
Buổi Lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và ngày Thế giới phòng chống AIDS.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sáng 26/11, Lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và ngày Thế giới phòng chống AIDS được tổ chức tại tỉnh Bắc Ninh. Và chủ đề Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022 là “Chấm dứt đại dịch AIDS – Thanh niên sẵn sàng”.

50% số ca nhiễm HIV được phát hiện ở nhóm tuổi dưới 29 tuổi

Đại dịch HIV/AIDS vẫn tiếp tục là mối đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội và tương lai nòi giống của các dân tộc.

Theo số liệu UNAIDS tính đến cuối năm 2021, thế giới hiện có khoảng 38,4 triệu người nhiễm HIV. Trong năm 2021, toàn thế giới có 1,5 triệu người nhiễm mới HIV và 650 ngàn người tử vong liên quan đến AIDS. Dịch HIV phân bố nhiều nhất là ở châu Phi (khoảng 25,6 triệu người hiện nhiễm HIV). Xu hướng nhiễm mới HIV trên toàn cầu tiếp tục giảm.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tính đến năm 2021 có 5,7 triệu người nhiễm HIV. Trong năm 2021, có 260.000 người nhiễm mới trong đó có khoảng 14.000 là trẻ em dưới 15 tuổi, 128.000 người tử vong do AIDS. Đối tượng mới được phát hiện nhiễm HIV chủ yếu là nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) (chiếm 53%).

Tại Việt Nam, tính đến tháng 10/2022, theo báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cả nước có 220.580 người nhiễm HIV hiện đang còn sống và 112.368 người nhiễm HIV đã tử vong.

Bộ trưởng Bộ Y tế - bà Đào Hồng Lan.

Bộ trưởng Bộ Y tế - bà Đào Hồng Lan.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Y tế - bà Đào Hồng Lan cho biết: “Từ năm 2020 đến nay, dịch HIV đã có xu hướng gia tăng. Nếu như giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 mỗi năm chúng ta phát hiện được hơn 10.000 trường hợp nhiễm HIV thì 02 năm qua, mặc dù dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến việc xét nghiệm HIV nhưng mỗi năm Việt Nam có hơn 13.000 trường hợp nhiễm HIV được báo cáo”.

Một vấn đề đáng lưu ý đó là xu hướng dịch HIV đang thay đổi từ hình thái lây nhiễm chủ yếu từ đường máu sang lây qua đường tình dục. Người được phát hiện nhiễm HIV chủ yếu trong nhóm tuổi trẻ và nhiễm HIV trong nhóm tuổi trẻ tăng nhanh trong những năm gần đây.

Năm 2022, có tới 50% số ca nhiễm HIV được phát hiện ở nhóm tuổi dưới 29 tuổi. Nam quan hệ tình dục đồng giới đang được báo cáo là nhóm đối tượng nhiễm HIV chủ yếu ở Việt Nam hiện nay, có những địa phương báo cáo có 60% - 80% người nhiễm HIV được phát hiện trong năm qua là thuộc nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới.

“Trong bối cảnh diễn biến dịch phức tạp, cùng với khó khăn sau đại dịch COVID-19, Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đặt ra ba mục tiêu 95-95-95. Đó là: 95% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; và 95% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế. Trong ba mục tiêu trên thì 2 mục tiêu đầu Việt Nam mới chỉ đạt 84% và 79% ở thời điểm cuối năm 2021. Dịch HIV rất có thể bùng phát trở lại nếu chúng ta chủ quan thiếu quan tâm, không đầu tư thỏa đáng cho công cuộc phòng, chống HIV/AIDS”, bà Lan nhấn mạnh.

Đạt nhiều kết quả nổi bật trong năm 2022

Chia sẻ về những kết quả nổi bật trong thời gian qua, bà Đào Hồng Lan cũng cho hay, nhìn lại các nỗ lực và kết quả đạt được trong phòng, chống HIV/AIDS vẫn rất lạc quan. Mặc dù 2 năm vừa qua phải đối phó với đại dịch COVID-19, nhưng từ trung ương đến các địa phương cũng vẫn nỗ lực triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Cụ thể từ công tác truyền thông, duy trì triển khai các hoạt động can thiệp giảm hại, công tác xét nghiệm, triển khai các biện pháp dự phòng thế hệ mới, công tác điều trị, việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tại các trại giam, mở rộng triển khai Điều trị Viêm gan C cho bệnh nhân HIV và bệnh nhân điều trị Methadone, chuyển đổi điều trị ARV từng nguồn viện trợ sang nguồn BHYT, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý và giám sát dịch HIV.

Ông Taoufik Bakkali, Quyền Giám đốc khu vực Văn phòng Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS)

Ông Taoufik Bakkali, Quyền Giám đốc khu vực Văn phòng Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS)

Cũng tại Lễ mít tinh, ông Taoufik Bakkali, Quyền Giám đốc khu vực Văn phòng UNAIDS, Châu Á – Thái Bình Dương đã chúc mừng những thành tích Việt Nam đạt được trong năm 2022.

“Nhờ duy trì liên tục vai trò lãnh đạo, cam kết và các hành động mạnh mẽ, quyết liệt trong phòng, chống HIV/AIDS – bao gồm trong hai năm vất vả phòng, chống COVID-19 vừa qua – Việt Nam đã thành công trong việc đẩy mạnh hơn nữa việc đưa vào thí điểm và triển khai mở rộng các sáng kiến mới lấy con người làm trọng tâm trong phòng, chống HIV/AIDS, trở thành điểm sáng trong áp dụng các sáng kiến mới.

Năm 2022 cũng đánh dấu 10 năm Việt Nam nỗ lực và đã đạt được những bước tiến đáng kể hướng tới mục tiêu bảo đảm nguồn lực tài chính bền vững cho công tác phòng chống HIV”, ông Taoufik Bakkali cho hay.

Thanh niên sẵn sàng

Chia sẻ về chủ đề của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, việc lựa chọn chủ đề này thích hợp với bối cảnh tình hình dịch HIV ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là đối tượng cần được quan tâm trong thời gian tới khi muốn đạt mục tiêu kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

“Việc chấm dứt dịch AIDS chỉ có thể thành công nếu chúng ta huy động được thanh niên chủ động tham gia có hiệu quả vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong thời gian tới”, bà Lan nhấn mạnh.

Mặt khác, nhóm tuổi này có kiến thức, thái độ rất hạn chế so với mục tiêu đặt ra chung của người dân Việt Nam 15-49 tuổi là 80% ở cả hai chỉ số trên.

Cùng với kiến thức về HIV/AIDS hạn chế, ở nam nhóm tuổi 15-24 có nhiều hơn 01 bạn tình (trong 12 tháng trước ngày phỏng vấn) là 14%. Đây là yếu tố quan trọng dẫn đến quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV và mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai...

Đoàn công tác thăm và tặng quà cho các cháu bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại thành phố Bắc Ninh.

Đoàn công tác thăm và tặng quà cho các cháu bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại thành phố Bắc Ninh.

Cũng tại buổi lễ mít tinh, đoàn công tác thăm và tặng quà cho các cháu bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại thành phố Bắc Ninh.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.