Chấm đỏ trên trán phụ nữ Ấn Độ có thể cứu người

Mặt sau của chấm đỏ được tráng 150 microgram iốt dành cho những phụ nữ Ấn Độ không thể tiếp cận nguồn iốt bên ngoài.

Một chi nhánh từ thiện của Singapore kết hợp với Trung tâm nghiên cứu và quỹ y khoa Neelvasant - tổ chức phi chính phủ ở Ấn Độ sản xuất các gói bindi, được gọi là "chấm đỏ cứu mạng" (Life Saving Dot), theo NPR.

Chấm đỏ bindi tượng trưng cho sức mạnh của phụ nữ Ấn Độ. Ảnh: NPR

Chấm đỏ bindi tượng trưng cho sức mạnh của phụ nữ Ấn Độ. Ảnh:NPR

Trung tâm đã tráng iốt ở mặt sau của bindi, giúp cung cấp 150 microgram iốt hấp thụ qua da trong 8 giờ. Mỗi gói có giá khoảng 10 rupee (hơn 3.000 đồng) cho một tháng sử dụng. Hơn 30.000 phụ nữ tại 100 ngôi làng đã sử dụng chấm bindi có tráng iốt này.

Ở Ấn Độ, khoảng 350 triệu người có nguy cơ bị thiếu iốt vì họ sống ở những vùng đất trồng trọt thiếu iốt. Khoảng 1/3 gia đình không thể tiếp cận nguồn muối iốt khác bên ngoài. Nhiều người phải chống chọi với bệnh ung thu vú, u nang xơ tuyến vú và các biến chứng trong quá trình mang thai vì thiếu iốt.

Mặt sau của mỗi chấm cứu mạng đều được tráng iốt. Ảnh: The Better India

Mặt sau của mỗi chấm cứu mạng đều được tráng iốt. Ảnh:The Better India

Chấm đỏ ở giữa hai lông mày ở phụ nữ Ấn Độ có nguồn gốc từ một phong tục cổ xưa gọi là bindi. Nó tượng trưng cho sức mạnh của phái nữ, giúp bảo vệ họ và chồng. 

Theo quan niệm của người Ấn Độ, màu đỏ tượng trưng cho danh dự, tình yêu và sự thịnh vượng. Khu vực giữa hai lông mày là nơi tập trung trí tuệ của con người. Phụ nữ Ấn chấm dấu đỏ hoặc đá quý vào trán để thông thái và diệt trừ ma quỷ. 

Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, chấm đỏ bindi còn có tác dụng cứu mạng người.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.