Chăm da, dưỡng tóc khi đi bơi

Chăm da, dưỡng tóc khi đi bơi
(PLO) - Bơi lội là môn thể thao vua trong những ngày hè nóng bức, thế nhưng nước bể bơi lại chứa hóa chất khiến tóc dễ hư tổn, da khô nẻ và thô ráp. Bỏ túi những bí kíp sau đây sẽ giúp bạn hạn chế tối đa những hệ lụy đối với da và tóc khi đi bơi.

Dưỡng tóc 

Hấp dầu: Để hạn chế tối đa hóa chất trong nước bể bơi khiến cho tóc khô, xơ và gãy rụng thì trước khi đi bơi bạn nên hấp dầu cho tóc. Loại dầu lý tưởng nhất là dầu dừa hoặc tinh dầu oliu. Trong thành phần những loại tinh dầu này có chứa nhiều vitamin, chất béo có khả năng thấm sâu và nuôi dưỡng tóc tận sâu bên trong. Đặc biệt chúng giống như “lớp áo” bảo vệ cho mái tóc, hạn chế sự tấn công của clo và axit boric có trong nước bể bơi khiến tóc bị chuyển màu. Vậy nên trước 1 tuần hoặc vài hôm trước khi đi bơi bạn nên dành thời gian hấp dầu cho tóc, tốt nhất nên hấp sau khi gội đầu.
Làm ướt tóc trước khi bơi: Trước khi xuống bể bơi ngoài việc tắm “tráng” người bạn cũng nên làm ướt tóc. Đây là thói quen có lợi giúp hạn chế tối đa nguy cơ tóc ngấm nước bể bơi có hóa chất sẽ gây hư tổn mái tóc về sau.
Đội mũ bơi: Nên nhớ luôn đội mũ bơi trước khi xuống bể bơi. Đây là nguyên tắc quan trọng để bảo vệ tóc và da đầu, ngăn không cho nước bể bơi có chứa clo ngấm vào tóc để gây hại.

Gội đầu ngay sau khi bơi: Cần gội đầu sạch lại bằng nước lạnh ngay sau khi bơi để loại bỏ hóa chất bám trên tóc. Ở nước xả cuối cùng nên pha giấm với nước lạnh theo tỷ lệ 1: 1 để làm mềm tóc và khử mùi hôi từ nước bể bơi.

Sử dụng "Mặt nạ" dưỡng tóc: Một số loại dầu xả có thể cải thiện tình trạng tóc khô xơ, gẫy rụng do hệ lụy của nước bể bơi gây nên. Với những loại dầu xả này bạn có thể mua tại các tiệm mỹ phẩm, tuy nhiên trên thực tế có một số loại dầu xả tự chế với những nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền nhưng công dụng cũng hoàn toàn không thua kém các loại dầu xả khác.
Cách 1: Dùng lòng đỏ trứng gà trộn với 2 thìa mật ong nguyên chất, đánh đều rồi thoa hỗn hợp lên tóc từ chân tóc đến ngọn tóc. Ủ tóc bằng khăn ấm khoảng 15 phút sau thì gội sạch lại bằng nước ấm.
Cách 2: Chỉ cần dùng nước cốt 2 quả chanh tươi để thoa lên tóc thay cho dầu xả. Axit tự nhiên trong chanh cùng lượng vitamin C dồi dào sẽ “tẩy sạch” hóa chất bám trên tóc, trả lại cho bạn mái tóc mềm mại, mượt mà như thủa ban đầu.
Cách 3: Sau khi gội sạch tóc bằng dầu gội và dầu xả, lấy vỏ bưởi tươi, bóp mạnh để cho tinh dầu có trong vỏ bưởi thấm lên tóc. Sau đó massage nhẹ nhàng, đây là mẹo giúp mái tóc trở nên óng ả.
Cách 4:  Dùng sốt mayonnaise thoa đều từ chân tóc đến ngọn tóc, dùng khăn nóng ủ tóc khoảng 20 phút, sau đó gội sạch lại bằng nước ấm.
Chăm da
Cũng giống như mái tóc, sau khi rời bể bơi bạn nên nhanh chóng tắm lại bằng sữa tắm để hạn chế chất bám trên da. Trong trường hợp nếu đó là bể bơi ngoài trời thì bạn cần sử dụng thêm kem chống nắng loại không thấm nước để bảo vệ da khỏi nguy cơ tấn công của tia cực tím, gây sạm đen và cháy nắng.
Dưỡng da bằng những loại mặt nạ sau để bổ sung dưỡng chất cho da, giúp da mịn màng, mềm mại trở lại.

Cách 1: Trộn nửa hũ sữa chua với khoảng 2 thìa mật ong, đánh đều hỗn hợp rồi thoa lên da, ngoài da mặt bạn nên thoa xuống cả vùng cổ. Nằm thư giãn sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh sau khoảng 10 phút.

Cách 2: Sau khi tắm bằng sữa tắm bạn nên dùng viên vitamin E hoặc vitamin A để thoa lên da sẽ có tác dụng tăng cường độ ẩm tự nhiên và làm mềm da.
Cách 3: Nếu làn da có cảm giác đau rát hoặc có biểu hiện của tình trạng cháy nắng thì bạn nên dùng nước ép dưa chuột tươi để đắp lên da. Cách đơn giản này sẽ giúp cho bạn cảm thấy dịu mát và thoải mái hơn.
Cách 4: Đơn giản chỉ dùng một trái chuối chín, nghiền nhuyễn, đắp lên da cũng có tác dụng nuôi dưỡng làn da từ A – Z.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.