Chạm bạc Đồng Xâm - những kỳ thú 400 tuổi

lĐền Đồng Xâm, xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.
lĐền Đồng Xâm, xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình.
(PLO) - Đi dọc những con đường, con ngõ của làng Đồng Xâm, đâu đâu cũng nghe thấy những tiếng búa chạm bạc rộn rã trong từng hộ gia đình. Càng tuyệt vời hơn khi được tận mắt nhìn thấy những người thợ tài hoa đang tỉ mỉ, cần mẫn chế tác đồ trang trí, trang sức bằng bạc tinh xảo...
Đây chính là “sức sống” của một làng nghề vốn đã nức tiếng trong và ngoài nước - làng chạm bạc Đồng Xâm - trên mảnh đất quê lúa Thái Bình.
Sức sống một làng nghề
Làng chạm bạc Đồng Xâm nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, xã Hồng Thái, tỉnh Thái Bình. Thưở ban đầu, làng làm nghề hàn đồng, gò thùng chậu, đánh dao kéo, sửa chữa khóa... sau mới chuyển sang làm đồ kim hoàn, chuyên sâu về chạm bạc. Làng được hình thành vào cuối thời Trần - Hồ (cách đây trên 600 năm) ở hữu ngạn sông Đồng Giang, còn nghề chạm bạc thì mãi sau này mới xuất hiện, hiện còn một am thờ và một văn bia tổ nghề được dựng vào năm 1689 và đặt trong khu chùa Đường (thuộc thôn Thượng Gia). 
Theo sử sách cũ ghi chép lại, vào năm thứ mười dưới triều Vua Chính Hòa (1689), vị tổ nghề Nguyễn Kim Lâu vốn làm nghề vàng bạc ở Châu Bảo Long tới xứ Đồng Xâm để truyền nghề cho dân, lập thành phường Phúc Lộc (gồm 149 người, có một trùm phường và 7 chi phường cai quản 7 hạng thợ). Các dòng họ Trần, Đinh, Vũ, Hoàng, Ngô, Đỗ, Nguyễn, Triệu đều có người tham gia phường Phúc Lộc. Điều này cho thấy, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm đã được hình thành và phát triển trải qua gần bốn thế kỷ.
Phường có quy định chặt chẽ trong hương ước của làng rằng: Người nào đem bí quyết nghề truyền dạy cho nơi khác, cho người làng khác, hay làm đồ giả để lừa người khác, gây sự bất tín thì phải phạt thật nặng... hoặc đem đánh đòn trước nhà thờ Tổ, hoặc phải xóa tên trong phường; còn người nào muốn học nghề đều phải nộp tiền để làm lễ cầu phúc và lễ kính tổ nghề và hàng năm, cứ vào ngày mùng 5 tháng giêng (âm lịch) phường thợ phải tập trung trước am thờ để làm lễ giỗ tổ.
Độc đáo trong từng sản phẩm
Đồng Xâm từ lâu nổi tiếng khắp nơi bởi độ tinh xảo với những món hàng chạm bạc độc đáo. Sản phẩm của làng nghề không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Bỉ, Ý…Hàng chạm bạc của Đồng Xâm khác hẳn và nổi trội hơn so với hàng bạc của các địa phương khác ở kiểu thức lạ về hình khối, dáng vẻ sản phẩm; ở cách bố cục trang trí tinh vi mà cân đối, nổi rõ chủ đề chính; ở thủ pháp xử lý sáng - tối nhờ biết tận dụng đặc tính phản quang của chất liệu bạc.
Đặc trưng của sản phẩm chạm bạc Đồng Xâm chính là ở sự điêu luyện, tinh tế và hoàn hảo trong từng chi tiết trên sản phẩm. Ngoài ra, tài năng và tính cẩn trọng của những nghệ nhân chạm bạc nơi đây đã và đang có thể đáp ứng được mọi yêu cầu sử dụng đồ chạm bạc của những khách hàng khó tính và am tường nghệ thuật. 
Anh Ninh Xuân Thảo - Phó Giám đốc Cty TNHH May Hưng Nhân, TP.Thái Bình - cho biết, anh là khách hàng thường xuyên sử dụng các sản phẩm của làng chạm bạc Đồng Xâm, chất lượng sản phẩm ở đây rất tốt, mẫu mã đa dạng, chất lượng sản phẩm bền, đẹp và đặc biệt đường nét chạm rất tinh xảo. 
Chính vì lẽ đó mà trong những dịp đi tham quan, làm việc ở nước ngoài hoặc trong các ngày kỷ niệm trọng đại thì sản phẩm của làng chạm bạc Đồng Xâm sẽ là sự lựa chọn đầu tiên của anh, món quà này rất đặc biệt và ý nghĩa. 
Thợ chạm bạc Đồng Xâm hiện nay không chỉ bó hẹp ở trong làng, nhiều người thợ giỏi đã tỏa đi khắp nơi, vừa sản xuất vừa truyền nghề. Ở môi trường nào cũng vậy, từ xa xưa đến nay, thợ bạc Đồng Xâm luôn lấy “chữ tín, chữ tài” làm trọng, họ luôn giữ phẩm chất, lương tâm người thợ và tinh hoa kỹ thuật làng nghề. 
Sống bằng nghề
Trong quá trình tồn tại và phát triển, không ít làng nghề đã bị “khai tử” và mai một, nhiều làng nghề “chủ lực” đang “loay hoay” tìm lối đi để thích nghi với những thách thức của cơ chế thị trường thì làng nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến. 
Điều này được minh chứng bằng việc làng nghề đã tồn tại được gần 400 năm, làng có tới 5 nghệ nhân ưu tú được vinh danh, là một trong những di sản văn hóa phi vật thể truyền thống của vùng châu thổ sông Hồng và là làng nghề tiêu biểu nhất trong 241 làng nghề được UBND tỉnh Thái Bình cấp Bằng công nhận. 
Sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã vô tình đẩy 60% doanh nghiệp làng nghề Việt Nam vào thế cầm cự, 20% thì “thoi thóp” nhưng làng chạm bạc Đồng Xâm vẫn “sống khỏe” nhờ biết đa dạng hóa sản phẩm và linh hoạt trong phát triển thị trường. 
Những người thợ chạm bạc Đồng Xâm đã biết tận dụng ưu thế sẵn có, mạnh dạn chuyển từ sản xuất các mặt hàng xuất khẩu (khi thị trường đóng cửa) sang sản xuất những mặt hàng tiêu thụ nội địa: hàng phục vụ cho đạo Phật (hoành phi, câu đối, lư hương…); hàng phục vụ cho đạo Giáo (thánh giá, chén đựng nước phép, hộp đựng bánh thánh…); chạm chổ những bức tranh về các đề tài danh lam thắng cảnh của đất nước, của đồng quê Việt Nam; trang trí nội thất cho các đình chùa… vì thế mà làng nghề chạm bạc Đồng Xâm ngày càng có nhiều đơn đặt hàng, được nhiều người biết đến và ưa chuộng, danh tiếng từ đó cũng tăng lên.  
Ông Nguyễn Văn Niết – Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Thái - chia sẻ, nguồn gốc chính của làng chạm bạc Đồng Xâm thuộc xã Hồng Thái nhưng đến nay đã phát triển, lan rộng ra hai xã lân cận (Lê Lợi và Trà Giang) hình thành một vùng làm nghề rộng lớn, chạy dài khoảng 6km, được gọi với cái tên vùng nghề chạm bạc Lê – Hồng – Trà. 
Nhắc đến những giai đoạn thăng trầm của nghề chạm bạc Đồng Xâm, khi thị trường xuất khẩu đi vào suy thoái, phía đối tác không nhận hàng, Nghệ nhân Phạm Văn Nhiêu - Phó Chủ tịch Chi hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý chạm bạc Đồng Xâm - cho biết, từ thập niên 50 - 70 của thế kỷ trước, khi thị trường trong nước gần như không có nhu cầu, những người thợ chạm bạc Đồng Xâm phải bươn chải, làm đủ mọi nghề để kiếm sống.
Giờ thì mọi chuyện đã khác, những người con của Đồng Xâm từ làng ra đi học tập và thành đạt quay về phát triển làng nghề, khắc phục kiểu làm ăn “cò con, tự phát” nên đã từng bước hình thành lối sản xuất kinh doanh chuyên nghiệp cho những người thợ trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, thợ bạc Đồng Xâm nhờ biết linh hoạt trong phát triển thị trường nên đến nay hầu hết các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam (chùa Bái Đính – Ninh Bình, kinh thành Huế…) đều xuất hiện những sản phẩm của làng và điều này cho thấy vận hội mới đang quay trở lại với người Ðồng Xâm và nghề chạm bạc.
Dù hiện nay hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả nước và các làng nghề gặp nhiều khó khăn nhưng làng chạm bạc Đồng Xâm vẫn có rất nhiều đơn đặt hàng từ trong và ngoài nước (đặc biệt thời điểm giáp tết). Những người thợ ở đây yêu nghề, sống chết với nghề và không ngừng sáng tạo để làm ra những sản phẩm độc đáo, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để đa dạng hóa sản phẩm, làng chạm bạc Đồng Xâm đã biết kết hợp với sản phẩm của các làng nghề khác để tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu riêng – “Made in Đồng Xâm”.
Khi hỏi về bí quyết giúp làng chạm bạc Đồng Xâm vẫn có đủ việc làm cho gần 2.000 lao động trong khi các ngành nghề thủ công nói chung đang gặp khó khăn, Nghệ nhân Phạm Văn Nhiêu tâm huyết: “Đồng Xâm chúng tôi bên cạnh việc phát huy nét tinh hoa độc đáo của nghề nghiệp còn biết tận dụng các sản phẩm của các làng nghề thủ công khác mang về bọc, bịt từ đó làm tăng giá trị của sản phẩm để tiêu thụ. 
Bất kể thứ gì làm bằng kim loại quý như đồng thau, vàng, bạc… sản phẩm từ nhỏ đến to, Đồng Xâm không bỏ qua một việc gì. Đây là nét riêng của những người thợ chạm bạc ở Đồng Xâm. Điều này đã lý giải vì sao trong những năm qua, mặc dù nhiều làng nghề trong nước gặp khó khăn, không tìm kiếm được đơn hàng và thị trường tiêu thụ nhưng riêng Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm vẫn có đủ việc làm cho cả một vùng nghề rộng lớn”…

Tin cùng chuyên mục

 Ông Nguyễn Duy Khương - UV Đoàn CT CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Việt Nam (trực thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) kiêm Phó Chủ tịch thường trực CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Đồng Nai.

Ông Nguyễn Duy Khương: "Nữ doanh nhân đang có những bước tiến vượt bậc đáng khích lệ”

(PLVN) - Là người tham gia nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Nguyễn Duy Khương - UV Đoàn CT CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Việt Nam (trực thuộc Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam) kiêm Phó Chủ tịch thường trực CLB đầu tư và khởi nghiệp Doanh nhân trẻ Đồng Nai – đã có những chia sẻ về sự phát triển của các nữ doanh nhân.

Đọc thêm

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Binh đoàn 12 - 'Đội quân công tác' ở Làng Nủ

Ngôi nhà sàn bê tông đầu tiên ở Làng Nủ được Binh đoàn 12 cất nóc hôm 22/10 (Ảnh: Quốc Hồng).
(PLVN) -Thiếu tướng Nguyễn Hữu Ngọc - Tư lệnh Binh đoàn 12/Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Bộ Quốc phòng) cho hay, sau 1 tháng khởi công xây dựng, ngày 22/10, Bộ đội Trường Sơn đã cất nóc xong ngôi nhà đầu tiên tại khu tái định cư Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai).

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Tổng công ty Khí Việt Nam nỗ lực chuyển đổi xanh

Tàu hỏa chở khí LNG từ Nam ra Bắc bằng đường sắt.
(PLVN) - Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) là doanh nghiệp dẫn dắt thị trường khí Việt Nam, đang nỗ lực chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh từ “đen” sang “xanh” nhằm phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, bảo vệ môi trường.

Để Việt Nam có nhiều doanh nghiệp 'sếu đầu đàn'

Để Việt Nam có nhiều doanh nghiệp 'sếu đầu đàn'
(PLVN) -  Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam đã có những đề xuất, “hiến kế” để cộng đồng doanh nghiệp nước ta ngày thêm lớn mạnh, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển toàn diện nước Việt Nam.

Khơi thông ‘điểm nghẽn’ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phiên thảo luận
(PLVN) - Một trong những khó khăn lớn nhất các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp phải là vấn đề tiếp cận vốn và tiếp cận thị trường.  150 nhà quản lý, chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An vừa tham gia Hội thảo thảo luận về các giải pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn hiệu quả.

Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường

Doanh nhân Việt và khát vọng Việt Nam hùng cường
(PLVN) -  Vào dịp ngày doanh nhân Việt Nam (13/10) năm nay, cộng đồng doanh nhân đón tin vui khi tiến sĩ, tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cùng hai nữ doanh nhân khác được Tạp chí uy tín Fortune (Mỹ) vinh danh trong danh sách “Những người phụ nữ quyền lực nhất châu Á năm 2024".

Doanh nhân Tân cảng Sài Gòn “Vững vàng bứt phá - Vượt sóng vươn xa”

Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm và ông Nguyễn Hữu Nam tặng hoa chúc mừng Ban Lãnh đạo Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn
(PLVN) - Tối 11/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn tổ chức gặp mặt kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024); tổng kết 10 năm “Quỹ phụng dưỡng suốt đời Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ”. Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Tư lệnh Hải quân dự chúc mừng.

Làm điện sạch và những 'ngón nghề' của EVN

EVNGENCO3 đã vận hành 4 nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp, với 13 tổ máy, tổng công suất 2.540 MW, chiếm 4,54% công suất của hệ thống điện Việt Nam.
(PLVN) - Gần 30 năm kể từ khi ra đời Cụm Nhiệt điện khí Phú Mỹ cho đến bây giờ, đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Nhiệt điện khí LNG Quảng Trạch II, trị giá tỷ đô, EVN đã có trong tay một đội ngũ nhiều kinh nghiệm đầu tư, vận hành các dự án năng lượng sạch.

Người viết nên câu chuyện thành công của sữa đồng cỏ Ba Vì

Người viết nên câu chuyện thành công của sữa đồng cỏ Ba Vì
(PLVN) - Doanh nhân Nguyễn Thị Thúy Hằng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Đồng Cỏ Ba Vì là một trong những gương mặt tiêu biểu của ngành sữa Việt Nam. Với hơn 15 năm kinh nghiệm và tâm huyết với nghề, chị đã dẫn dắt công ty phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển của nông nghiệp sạch, bền vững tại Ba Vì. Dưới sự lãnh đạo của chị, thương hiệu Sữa Đồng Cỏ Ba Vì đã không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp sữa và chiếm trọn niềm tin của người tiêu dùng.