Cha tử tù Ngô Sơn Tùng viết đơn kêu cứu cho con

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLO) -Trong đơn kêu cứu, cha của tử tù Ngô Sơn Tùng cho biết: “Tôi không phủ nhận sai phạm của con mình, tội danh của cháu đến đâu thì cháu chịu đến đấy. Nhưng trong vụ án này, con tôi có nhiều điểm bị oan”.

Nội dung vụ án

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Quảng Ninh, chiều ngày 24/5/2013, phạm nhân Nguyễn Đức Toàn được chuyển đến thi hành án tại phân trại số 2 (Đồng Vải) – traị giam Quảng Ninh. Tại đây, Toàn được giam giữ cùng các phạm nhân khác ở buồng II.12.

Khoảng 16giờ 30 phút ngày 25/5/2013, phạm nhân Ngô Sơn Tùng (Sn 1990, khu 3, phường Cao Lanh, TP. Hạ Long, Quảng Ninh) là phó ban tự quản phạm nhân cùng cán bộ trại giam đi kiểm tra. Tùng vào buồng II.12 kiểm tra. Thấy Toàn đang đứng nói chuyện với phạm nhân ở buồng khác chỗ cửa sổ, Tùng gọi Toàn đi đến chỗ mình ở lối đi chung trong buồng giam. Bắt Toàn ngồi xổm dưới nền nhà, Tùng dùng chân đi giầy thể thao và dùng tay đạp, đánh khiến Toàn ngã về phía sau, đập đầu xuống nền nhà. Toàn ngồi dậy bò về phía cuối sàn xi măng chỗ phạm nhân nằm. Khi Toàn ngồi dựa vào cột bê tông trong buồng, Tùng đi đến đánh tiếp. Bị đánh ngã sang bên cạnh, Toàn bị ngất còn Tùng ra khỏi buồng giam.

Sau đó cán bộ trực trại kiểm tra buồng, phát hiện Toàn bị ngất đã đưa Toàn đi cấp cứu. Do thương quá nặng, Toàn đã tử vong trên đường đi cấp cứu. Tại bản khám nghiệm tử thi và giám định pháp y cho thấy Nguyễn Đức Toàn bị rất nhiều vết bầm tím tụ máu, vết xước tập trung ở phần đầu, ngực, gáy, tay… Nguyên nhân chết của Toàn: bị suy hô hấp tuần hoàn cấp, tụ máu nội sọ gây phù nào, tụt hạnh nhân tiểu não.

Với những tình tiết được nêu trong cáo trạng số 145 ngày 27/8/2013 của VKSND tỉnh Quảng Ninh và lời khai của những nhân chứng là phạm nhân chứng kiến, trong phiên xét xử sơ thẩm ngày 25/11/2013, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh tuyên phạt bị cáo Ngô Sơn Tùng tử hình vì tội Giết người.

Sau phiên xét xử sơ thẩm, ngày 4/12/2013, Tùng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Hai ngày hôm sau, ông Nguyễn Đức Bản, bố đẻ của bị hại có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho Tùng và đề nghị xem xét lại việc cấp sơ thẩm còn bỏ lọt người phạm tội và xem xét trách nhiệm của cán bộ trại giam. Thế nhưng trong phiên xét xử phúc thẩm ngày 28/5/2014, HĐXX phúc thẩm, TAND TC xét xử tại Quảng Ninh căn cứ vào lời khai của các các nhân chứng là phạm nhân và các tài liệu chứng cứ khác  thì không có cơ sở để xác định có người cùng bị cáo Tùng đánh Toàn chết. Tùng bị HĐXX TADN TC tuyên phạt ở mức cao nhất là tử hình về tội Giết người.

“Con tôi bị oan”

Cho rằng con mình bị oan khuất trong vụ án Giết người trên, ông Ngô Sơn Hà, bố đẻ của Ngô Sơn Tùng đã gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Trong đơn kêu cứu gửi PLVN, ông Hà cho biết: “Tôi luôn dạy con cái, phạm lỗi thì nhận lỗi, nhưng lỗi đến đâu mình chịu đến đấy. Trong vụ án này, con trai tôi bị oan khuất quá. Nó không đánh anh Toàn đến chết như trong cáo trạng của VKSND tỉnh Quảng Ninh nêu mà người đánh Toàn đến chết là một phạm nhân khác”.

Trong phiên xét xử sơ thẩm, Tùng nhận tội theo cáo trạng có lẽ vì chán nản. Bởi sau khi cáo trạng được hoàn thành một ngày, ngày 28/8/2013, Tùng đã viết đơn khiếu nại Kết luận điều tra nhưng không có hồi âm trả lời của cơ quan cảnh sát điều tra để làm rõ một số vấn đề còn thiếu sót trong vụ án và các nhân chứng: Lương Văn Cường, Cao Hoài Vân, Đặng Văn Lâm, Trần Tuấn Hòa đã không khai báo đúng những gì họ được chứng kiến.

Cũng trong đơn kêu cứu gửi PLVN và các cơ quan chức năng, ông Hà khẳng định con trai mình bị oan. Cơ sở của khẳng định này chính là hai nhân chứng Lương Văn Cường và Vũ Đình Tuấn. Hai nhân chứng này đã tìm đến nhà ông Hà sau khi mãn hạn tù, cho ông biết Tùng bị oan khuất.

“Theo lời trình bày của ông Lương Văn Cường – nhân chứng trong vụ án, từ những biên bản lấy lời khai trong trại giam đêm ngày 25/5/2013, cho đến biên bản lấy lời khai của cán bộ điều tra công an tỉnh Quảng Ninh và cả lời khai trước tòa của ông đều không đúng sự thật. Ông Cường phải khai chỉ một mình Ngô Sơn Tùng gây thương tích cho Nguyễn Đức Toàn theo sự chỉ dẫn của cán bộ Hà và cán bộ Bình tại trại giam Đồng Vải. Bởi khi đó ông đang chấp hành án phạt tù, chịu sự quản lý của cán bộ trại giam. Thậm chí trong quá trình lấy lời khai của công an tỉnh Quảng Ninh, cán bộ Hà còn ngồi cạnh ông để giám sát mọi lời khai. Sợ bị trả thù, sợ bị chèn ép nên ông Cường không dám khai ra sự thật của vụ án”, ông Hà cho biết.

PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin…/.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.