Cha mẹ chủ quan, giáo viên khổ sở…

Nhiều ý kiến cho rằng Thông tư 30 không phân hóa được chất lượng học sinh tiểu học
Nhiều ý kiến cho rằng Thông tư 30 không phân hóa được chất lượng học sinh tiểu học
(PLO) - Qua khảo sát cho thấy, sau khi áp dụng Thông tư 30, giáo viên vất vả hơn nhiều so với trước đây, nhất là giáo viên vùng nông thôn do mất quá nhiều thời gian cho việc ghi nhận xét học sinh. Đồng thời họ cũng gặp khó khăn khi thực hiện xét khen thưởng cuối kì và cuối năm học. Cha mẹ học sinh ít quan tâm đến việc học của con cái hơn vì hàng ngày không nhận được các bằng chứng điểm số về kết quả học tập.

Chỉ học sinh học lực yếu mới thích đánh giá bằng nhận xét

PGS.TS Vũ Trọng Rỹ - Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, đây không phải một đề tài nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, kết quả này có được từ một cuộc khảo sát xã hội được ông và cộng sự thực hiện nghiêm túc, công phu và bài bản qua tổng hợp ý kiến của giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý từ nhiều trường học ở 5 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Dương, Hòa Bình, Phú Thọ và Đà Nẵng. Theo đó, mỗi tỉnh, nhóm phỏng vấn 10 trường (5 trường ở thành phố và 5 trường ở nông thôn). Các phiếu hỏi được đưa ra với 20 câu với nhiều khía cạnh của Thông tư 30.

Bên cạnh sự chủ quan của cha mẹ và sự vất vả của giáo viên thì về phía học sinh, các em không bị áp lực về điểm số nên thoải mái hơn, tự tin hơn, chủ động hơn nhưng không chăm học như trước và thiếu động lực học tập. Ngoài ra, qua khảo sát cho thấy, đối với cán bộ quản lý đều ủng hộ chủ trương đổi mới của Bộ GD-ĐT, cần tiếp tục thực hiện Thông tư 30.

Khảo sát cho thấy có tới 95,2% giáo viên được hỏi đều khẳng định thực hiện Thông tư 30 họ vô cùng vất vả, phần lớn thời gian họ dành cho ghi nhận xét học sinh. Học trò thấy thoải mái, tự tin, chủ động hơn nhưng lại ít quan tâm việc học hơn trước và thiếu động lực học tập. 

63,6% giáo viên trả lời “Không” cho câu hỏi: “Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30, có khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên trong học tập không”? Có 63,7% cho rằng học sinh lười học hơn trước, 30,5% cho rằng “bình thường”, chỉ 5,9% cho là “học sinh chăm học hơn trước”. Gần 94% giáo viên cho rằng, học sinh có học lực khá trở lên đều muốn đánh giá bằng điểm số. Khoảng 60% cho rằng, học sinh có học lực yếu thích được đánh giá bằng nhận xét.

Không phân hóa được chất lượng người học

Về thái độ của giáo viên, nhiều giáo viên muốn quay lại đánh giá chấm điểm học sinh như trước đây. 

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, các trường ông qua đa phần đều nghe được ý kiến phàn nàn của giáo viên. Kêu và nhờ đưa kiến nghị về Bộ GD-ĐT nhưng theo ông Thuyết, khi hỏi có được nêu đích danh hay không thì tất cả giáo viên đều lắc đầu nguầy nguậy.

PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, dù mang tính nhân văn, giảm áp lực cho học sinh nhưng Thông tư 30 đã không tạo được động lực dạy và học cho cả giáo viên lẫn học sinh, không phân hóa được chất lượng người học. Theo PGS, những môn như Toán, Tiếng Việt cần phải đánh giá bằng định lượng (điểm số) nếu không sẽ suy giảm chất lượng dạy học cả một thế hệ học sinh.

 Rõ ràng, sau gần hai năm đi vào cuộc sống, đã tới lúc ngành Giáo dục cần có một khảo sát diện rộng và cái nhìn chân thực về thực trạng này, khi chỉ có học sinh làng nhàng là vui, vì không có điểm số thì các bạn đều “hòa cả làng”… “Hai năm qua, đi nhiều nơi tôi thấy buồn lắm. Cả một cấp học mà không có lấy một học sinh giỏi nào, chỉ có học sinh đạt hay không đạt. Động lực dạy/học ở trường rất hạn chế, không có sự phân hóa học sinh mà tất cả đều đồng loạt” - GS Nguyễn Kế Hào tâm sự.

Trao đổi về điều này, đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cũng cho rằng, ông chưa đi đến nước nào mà việc đánh giá chỉ tiến hành ở việc đánh giá năng lực. Thông tư 30 đưa ra cách nhận xét nhưng điều đó như một trò chơi may rủi. Vậy tại sao không sử dụng song hành cả hai phương pháp, vừa điểm số vừa nhận xét?” - đại diện này khẳng định. 

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.