Cha Đặng Văn Lâm nói về ý nghĩa tên con trai

Thủ thành Đặng Văn Lâm.
Thủ thành Đặng Văn Lâm.
(PLO) - “Lâm sinh ra vào giữa tháng 8. Theo chiêm tinh phương Tây đó là tháng Sư Tử, nên chúng tôi đặt tên con là Lev, có nghĩa là sư tử. Cộng thêm, Olia, vợ tôi, mẹ của Lâm, rất say mê và thần tượng Lev Yashin - thủ môn huyền thoại của Liên Xô trước đây. Thành ra, cuối cùng thì có sự trùng hợp luôn như vậy”, ông Đặng Văn Sơn - bố của thủ môn Đặng Văn Lâm – tiết lộ khi trả lời phỏng vấn độc quyền hãng tin Sputnik.

Cũng trong cuộc phỏng vấn với Sputnik, ông Đặng Văn Sơn cho biết ông nhận thấy niềm đam mê bóng đá của con trai từ khi Lâm 8 tuổi.

“Năm đó, trong trường phổ thông cháu học có lớp bóng đá. Lúc đầu tôi không để ý, chỉ nghĩ cháu tập thể thao thì tốt cho sức khỏe thôi. Ở bên cạnh trường có lớp bóng đá của Câu lạc bộ Spartak. Các huấn luyện viên của CLB này hay tới các trường phổ thông để tìm những em có năng khiếu. Hàng tuần, vào thứ bảy, chủ nhật thì hay có những trận đấu giữa đội của các trường phổ thông và CLB.

Một hôm, Lâm hớn hở nói với tôi: - Bố ơi, con hôm nay đi thi đấu. Tôi nói: - Con thích thì con đi đi!

Sau đó cháu về nhà và vui mừng nói: - Bố ơi, thầy HLV muốn nói chuyện với bố mẹ.

Tôi mừng quá, nhưng trong lòng thì lo, rồi nói với con: - Nói mẹ đi với con. Bố là người Việt Nam, nhỡ thấy thế họ không nhận con thì sao?

Nhưng Lâm nói: - Con đã nói với thầy là bố là người Việt Nam, mẹ là người Nga rồi.

Nhưng tôi vẫn cứ lo nên nói với con: - Họ thấy bố người nhỏ người như thế này, họ không nhận con thì sao?

Cuối cùng thì vợ tôi đi tới gặp HLV với cháu. Cháu rất say mê bóng đá, có năng khiếu, nhưng thực sự chỉ chuyên gia mới nhận biết được.

Tiếp theo, cháu sáng đi học, chiều tập đá bóng. Sau một thời gian thì cháu vào thẳng trường của CLB Spartak. Cháu học ở đó 5 năm, được đi nhiều nơi, tham gia nhiều giải. Tôi còn nhớ cháu từng đoạt giải “Găng tay thủ môn”, cha của Đặng Văn Lâm kể.

Đặng Văn Lâm khi còn nhỏ.
Đặng Văn Lâm khi còn nhỏ.

Theo ông Đặng Văn Sơn, sau khi tốt nghiệp trường Spartak, Đặng Văn Lâm đã chuyển sang học ở Dinamo Moskva 3 năm, tốt nghiệp năm 16 tuổi.

Về con đường về Việt Nam của thủ thành mang 2 dòng máu Nga – Việt, ông Sơn cho biết, ở Nga, người ta đào tạo rất nhiều học sinh như Lâm. 

“Khi ra trường thì trụ lại được ở các CLB của Nga rất khó, chỉ một số ít em làm được. Đó là vì cạnh tranh rất lớn.

Hai bố con quyết định về Việt Nam. Lúc đầu đưa cháu tới thử ở mấy CLB ở Hà Nội, nhưng cháu không thích. Có lẽ do ở Việt Nam điều kiện tập luyện lúc đó còn hạn chế.

Thời đó, như tôi nhớ là năm 2007, Hoàng Anh Gia Lai mở CLB. Năm 2011, tôi đưa con tới câu lạc bộ của Hoàng Anh Gia Lai. Trường mới mở, đẹp, điều kiện tập luyện tốt, Lâm rất thích. Chúng tôi đã ký hợp đồng 5 năm với Hoàng Anh Gia Lai. Nhưng khi cháu mới học được 2 năm thì HLV cho cháu sang Lào tập luyện”, cha Lâm kể lại.

Đặng Văn Lâm và cha mẹ.
Đặng Văn Lâm và cha mẹ.

Kết thúc hợp đồng với Hoàng Anh Gia Lai, sự giúp sức của bác Đặng Hùng, Lâm vào một CLB ở TP Hồ Chí Minh.

Ông Sơn cũng cho biết, năm 2014-2015, Lâm về Nga vì lúc nào cũng ở vị trí dự bị.

“Mọi người lúc nào cũng khen cháu, nhưng không cho ra sân. Tôi và cháu cũng không hiểu vì sao mà lúc nào cũng dự bị. Thế là tôi quyết định cho cháu về Nga”, ông kể.

Cha thủ thành Đặng Văn Lâm cho biết, trở về Nga, ông cho Lâm vào trường kế toán. Một hôm, giáo viên mời ông lên.

“Câu chuyện giữa chúng tôi diễn ra như sau: - Anh có phải là diễn viên múa?

-Vâng, tôi là diễn viên múa.

- Con anh chơi thể thao?

- Vâng.

- Anh có đi học kế toán không?

- Không.

- Thế sao anh cho cháu đi học ngành này? Nếu không đúng theo sở thích, đam mê thì sẽ không bao giờ học được”, ông Sơn hồi tưởng lại và cho biết Lâm cũng nói với ông rằng cậu không hiểu nhiều vấn đề.

Về đoạn đường tiếp theo là trở về Việt Nam, ông Sơn cho biết, Lâm đã tự viết thư cho HLV của đội tuyển quốc gia Việt Nam Miura Toshiya nói về nguyện vọng tham gia đội tuyển U23. 

“Nếu các bạn có xem facebook của cháu thì sẽ thấy tâm thư viết nửa Nga nửa Việt của cháu. Sau đó, ông Miura Toshiya có trả lời cho Lâm rằng danh sách đã đủ rồi, đợi sang năm. Mà sang năm thì cháu 24 tuổi rồi, sao mà tham dự U23 được nữa.

Rồi ngày nào cháu cũng nhìn cái túi đồ của mình…”, ông Sơn nói tiếp.

Vẫn theo ông Đặng Văn Sơn, trước giải AFF Suzuki Cup lần này, Lâm gọi điện và nói với cha mẹ: “Bố mẹ không phải lo gì nữa. 8 năm qua con đã trải qua tất cả buồn, khổ, đau. Trong con có hai dòng máu: một dòng máu đánh thắng phát xít Đức, một dòng máu đánh thắng Mỹ. Con không sợ gì nữa, giờ này con sẽ chỉ quyết tâm hết sức”.

Cha mẹ Đặng Văn Lâm.
Cha mẹ Đặng Văn Lâm.

Gửi lời chúc tới con trai ở chặng đường tiếp theo, ông Đặng Văn Sơn, chúc cho con trai và các đồng đội thành công ở giải châu Á khó khăn, đòi hỏi rất lớn về năng lực và sự cố gắng sắp tới.

“Trong cuộc sống, thường muốn đạt được thành công hay vinh quang thì phải chấp nhận hy sinh. Trước hết là tình cảm, phải xa bố mẹ. Rất may là ở Việt Nam có bà con nhiều từ Bắc tới Nam nên tôi tin tưởng cháu sẽ vượt qua được mọi khó khăn”, ông nói thêm.

Cha mẹ Đặng Văn Lâm cho biết không có can đảm để xem trận chung kết AFP Suzuki Cup vì quá hồi hộp và lo lắng. Thay vào đó, gia đình đi nhà thờ cầu nguyện cho con.
Cha mẹ Đặng Văn Lâm cho biết không có can đảm để xem trận chung kết AFP Suzuki Cup vì quá hồi hộp và lo lắng. Thay vào đó, gia đình đi nhà thờ cầu nguyện cho con. 

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.