Cây pằng nảng trong thị trấn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mỗi mùa xuân đến, nhìn những bông pằng nảng, Mảy lại nhớ tiếc thời con gái non dại như nụ hoa chưa hé, mà qua nhanh hơn cả một cơn gió tháng Giêng.

Đã hai ngày bà Mảy không nuốt được thứ gì vào trong người. Nhưng ngày thứ ba, khi mặt trời vừa nhô lên khỏi dãy núi Sa Pả, bà Mảy bỗng cất được tiếng gọi đứa con dâu. Gọi đến lần thứ ba đứa con dâu đang thái cây chuối ngoài sân mới nghe thấy chạy vào. Rồi nó nghe bà nói rõ từng lời:

- Con Chớ à, con dâu à, mẹ muốn ăn một miếng dồi lợn!

- Mẹ chồng nói gì thế? - Đứa con dâu chừng chưa nghe rõ nên hỏi lại.

- Mẹ muốn ăn một miếng dồi lợn.

Lần này thì đứa con dâu không nghe nhầm. Rồi khi nó hiểu được câu nói của mẹ chồng thì hốt hoảng như nghe thấy một điều gì thật khủng khiếp. Thế là nó đi gọi chồng nó, thằng Dìn, con trai út của nhà họ Tráng. Bà nghe rõ tiếng thở dài thườn thượt của đứa con dâu, tiếng bước chân bình bịch như chân gấu của thằng Dìn thì mỗi lúc một xa dần.

Bà định gọi con để nói một câu. Nhưng mệt quá, bà lại thiếp đi. Bà thấy mình chìm vào một vùng nhức nhối đỏ...

*

Dễ chừng mươi phiên chợ Mảy không đi, dưới gốc cây pằng nảng to nhất thị trấn đã mọc lên một cái quán bán hàng ăn từ bao giờ. Quán này không bán phở, thắng cố như các quán của người H’Mông, người Tày. Quán này bán cháo, nhưng món chính là lòng lợn nên đông khách lắm, nhất là cánh đàn ông. Đàn ông thì cái gì lạ cũng thích. Đã có lần bố chồng bảo thế với mẹ chồng.

Mỗi mùa xuân đến, nhìn những bông pằng nảng, Mảy lại nhớ tiếc thời con gái non dại như nụ hoa chưa hé, mà qua nhanh hơn cả một cơn gió tháng Giêng. Giờ Mảy đã là người đàn bà ba mươi, sống bên một đứa trẻ lớn xác là Tráng Chứ Già. Đứa trẻ này chỉ biết hết ăn rồi lăn ra ngủ, thi thoảng bỏ đi đâu dăm ngày, khi quay về thì đòi tiền, rồi phá phách, la hét làm lũ con Mảy chết khiếp.

Thế nên, bao giờ xuống chợ thị trấn, Mảy cũng đứng rất lâu dưới gốc pằng nảng này ngước lên. Đúng đến phiên chợ thứ ba, khi đang nhặt một bông hoa đỏ rực, Mảy chạm mặt chủ quán. Đó là một người đàn ông cao lớn, chiếc áo thun bó sát nổi lên những thớ cơ săn chắc. Gương mặt vuông vức, nước da trắng hồng với li ti những chân râu ria xanh rì. Một vết nhọ than lem nhem trên má trông anh ta càng hiền lành, gần gũi. Chắc anh ta mới từ bếp nấu đi ra. Đúng lúc ấy, đôi mắt ấm áp, rực sáng của anh ta chạm mắt Mảy. Mảy cúi mặt để tránh ánh nhìn, nhưng ánh mắt ấy đủ làm cho Mảy thấy có một luồng điện chạy khắp thân mình. Nó khiến Mảy như muốn khụy xuống, không thể nhấc chân lên để mà trốn chạy.

*

Thằng Dìn bàn với vợ hay là thịt con lợn nhà đang nuôi. Vợ nó giãy nảy lên. Cả nhà còn mỗi con lợn làm giống. Thằng Dìn lại tính hay đi hỏi mua nhà ai đó lấy một con lợn còi, làm thịt, cho mẹ được ăn một bữa dồi lợn cho thỏa thích. Mẹ yếu lắm rồi, không biết là ông bà, tổ tiên gọi đi lúc nào, sợ không ở lại quá vài ngày, chả lẽ có mỗi một việc cho mẹ được ăn miếng mà mẹ thích không được sao?

Thằng Dìn gãi đầu gãi tai, đi ra đi vào. Vợ nó thì ngồi thừ thượt, nước da xanh tái vì vừa phải vào rừng tìm con dê non lạc mẹ, mặt dài ra như quả bầu héo. Hay là bố nó cứ thử đi hỏi có nhà nào để lại cho một con lợn, con nhỏ cũng được? Khó lắm đấy. Trong năm, đợt dịch bệnh, lợn trong vùng chết dịch hết, chả còn mấy con, lại mới tết ra. Hay là đi xuống thị trấn? Không phải phiên chợ chính, chắc gì đã có. Mà đi giữa chừng giữa buổi xuống đến nơi may còn ít mỡ ôi. Nghe bảo người ta đang làm đường, cái quãng ngã ba Thàng Ván còn không đi được, một ngày chưa chắc đã về tới nhà.

Nằm trong buồng bà Mảy nghe thấy hết những lời vợ chồng thằng con trai nói với nhau. Bà định nói một câu, miệng mấp máy nhưng không phát ra thành tiếng được. Lúc này bà không còn thèm dồi lợn nữa, bà chỉ muốn thằng Dìn vào ngồi với bà thôi...

*

- Cô Mảy đấy à, thích nhặt hoa thì cứ nhặt cho thỏa thích đi!

Tiếng đàn ông phía sau ấm như một hơi rượu, dịu dàng hơn cả ngọn gió xuân nên Mảy không giật mình. Chưa nghe người ta nói bao giờ nhưng Mảy biết đấy là ai. Giọng nói này, chỉ có thể là của người ta thôi. Từ ngày biết nghe tiếng bố mẹ, biết thưa thốt khi về nhà họ Tráng, Mảy chưa thấy ai nói với mình bằng cái lời dễ nghe như thế. Nó xa lạ đấy mà cứ như mạch nước mát thấm vào một vùng khô khát là Mảy. Từ lúc về làm vợ Già, khi mặn nồng nhất Già cũng chả nói được câu nào cho lọt lỗ tai. Đến khi Già bỏ vợ, bỏ con mà theo cái thứ người ta gọi là “nàng tiên nâu” thì chỉ còn những lời nói, những câu chửi nhức da, nhức thịt.

Lần này, Mảy không ngước lên nhìn người đàn ông ấy nữa. Mảy ôm con lợn còi lui cui bước đi. Khi xuống chợ, định bụng rằng sẽ không đến gần cái gốc cây ấy nữa, bán cho nhanh con lợn này, mua lấy vài cái áo, ít thức ăn cho bọn trẻ, rồi về. Đầu nghĩ một hướng mà chân lại dẫn đi một hướng. Thế rồi, những bông hoa đỏ như có bùa mê cứ hút lấy Mảy. Mảy lại nhặt từng cánh hoa, như gom lấy những tháng ngày đã rơi rụng trong buồn bã của mình...

Con lợn trao cho người mua rồi. Giá tốt lắm. Mà Mảy lại thấy buồn. Nó là con lợn cuối cùng trong nhà. Mảy đắn đo mãi, cắp lên nách rồi thả ra mấy lần trước khi mang nó xuống chợ. Tiền nhận trong tay, người mua đi rồi mà Mảy cứ ngồi thần đấy mong người ta ôm lợn trả lại.

*

Hôm qua, thằng Dìn nghe nói có nhà bên bản Tả Phình thịt lợn, nó sang xin mua lại một ít lòng dồi. Người ta bảo, con lợn bị ốm, nhà sợ nó chết nên thịt chia cho anh em. Thế là thằng Dìn đi về. Ai lại mua miếng dồi lợn ốm về cho mẹ ốm ăn bao giờ. Nó đã liên hệ được lò mổ lợn dưới thị trấn hôm nay sẽ xuống lấy bộ lòng dồi, về làm cho mẹ và các anh chị ăn.

Mấy đứa con đến thăm mẹ được nửa ngày rồi cũng phải lần lượt về. Chỉ còn đứa con gái thứ tư lấy chồng xa nhất ngồi im lìm nắm tay mẹ. Bà cứ nhìn con gái, thấy đấy là bà của đôi chục năm về trước. Nhỏ bé, gầy mòn và lúc nào cũng buồn. Con gái bà bây giờ lên chức bà ngoại rồi, nhưng với bà, nó vẫn là đứa bé gái khóc ti tỉ trong tay bà năm nào thôi.

*

Mảy vừa đi vừa chạy, thi thoảng lại ngồi thụp xuống vì đôi chân run run không thể đứng vững được nữa. Mảy vừa làm gì thế này? Mẹ vừa làm gì thế này, chị em cái Dành ơi? Nước mắt Mảy rơi lót thót trên đường từ thị trấn về lại Thèn Pả. Muốn quên mà những ý nghĩ tội lỗi như lũ đỉa, sán cứ len lỏi, rỉa rói trong đầu.

Mảy phải ngồi thụp xuống, dựa lưng vào một tảng đá để thở. Nếu không sẽ vỡ tim mà chết. Quả tim Mảy, chỉ mới ít giờ phút trước thôi, trong cái quán ấy, trong cái mùi thơm nồng của thảo quả, quế, hồi ấy... đã đập những nhịp của một quả tim khác. Quả tim ấy hẳn là của một cô gái lần đầu biết đến vòng tay chắc khỏe, hơi thở nóng hổi và vòm ngực vững chãi, săn căng của người đàn ông. Lần đầu tiên, Mảy được làm đàn bà. Người đàn ông ấy đã yêu Mảy theo cách của một người ve vuốt một con mèo đang ngái ngủ, một người hái một đóa hoa trong bão tuyết ấp lên vòm ngực cuồn cuộn bên trong có quả tim thình thịch, bổi hổi. Mảy thiếp đi trong dịu ngọt. Đúng lúc ấy, có tiếng đứa trẻ ỉ i khóc, rất giống tiếng khóc của thằng Dẩn mỗi khi đòi tí mẹ. Thế là Mảy bừng tỉnh, như vừa thoát ra khỏi cơn mộng mị, lao ra ngoài trước đôi mắt sững sờ của người đàn ông ấy.

Mảy thấy giận mình lắm. Khi cơn giận đi qua thì Mảy thấy Mảy thật là người đàn bà hư hỏng, một người mẹ duốc dáy. Mảy lại khóc... Về đến nhà, con Lanh - đứa con gái thứ tư - chạy ra tận đầu dốc đón mẹ. Khi nó sà vào lòng Mảy, nỗi tủi nỗi buồn lại dâng lên làm nước mắt Mảy trào ra. Con Lanh cứ nhìn mẹ, rồi lại cúi xuống tỉ ti khóc...

Hơn một tháng Mảy mới lại xuống chợ. Mảy khựng lại khi đi qua cái quán ấy. Chả còn cái cây nào nữa, chỉ còn trơ lại cái gốc to như tảng đá lớn, ứa nhựa thâm đen. Quán cháo lòng đã dẹp đi đâu. Một cảm giác yên ổn như mặt hồ phẳng lặng trong lòng Mảy, nhưng rồi rất nhanh, nó cuộn lên, thành một cái xoáy nước, cuộn xiết. Mảy sờ lên bụng, thấy sự động cựa mơ hồ.

Tám tháng sau, thằng Dìn ra đời. Mở mắt sau cơn đau xé toạc, nhìn thấy thằng bé đỏ hỏn với mớ tóc đen dày, cái cằm vuông và đôi tai vểnh giống ba thằng anh nó thì Mảy thở phào. Đến ngày thứ ba, Mảy thót tim lúc thay áo cho thằng Dìn. Một vết chàm hình bông pằng nảng bên ngực trái, ngay phía dưới đầu ti thằng Dìn, thì... đúng rồi. Trong buổi trưa mưa ấy, trong cái quán thơm lừng mùi thảo quả, Mảy đã đặt tay, vân vê mãi lên cái vết chàm, ở đúng vị trí ấy. Làm sao mà sai được...

Càng lớn thằng Dìn càng giống ba thằng anh. Người trong họ Tráng bảo trong bốn thằng con trai, thằng Dìn giống lão Già ngày bé nhất. Nó là một thằng bé ân cần, dịu dàng với tất thảy mọi người. Cái nết ấy thì không thằng anh nào của thằng Dìn có được...

*

Có tiếng quà... quà... quà... như tiếng quạ kêu ngoài rừng xa vọng lại. Đã đến lúc rồi đấy... Ý nghĩ luẩn quẩn vào vùng mờ mịt nhưng bà Mảy vẫn nhận ra điều phải đến đã đến rất gần. Bà mong thằng Dìn vào với bà, để bà được ngắm con nhiều thêm nữa. Bà muốn được nhìn thấy, sờ vào vết chàm đỏ của thằng Dìn xem nó còn ở vị trí đấy không, có lớn hơn, đỏ sậm hơn trước không. Từ ngày thằng Dìn có vợ con, tuyệt nhiên nó không còn vô tư cởi trần mỗi khi nóng bức nữa.

Nhưng thằng Dìn đã đi xuống chợ để lấy cỗ lòng dồi từ sớm, chắc quá trưa nó mới về đến nhà. Bà Mảy chớp chớp mắt hai cái, thấy chấp chới trước mắt một chấm đỏ chói nhói trong vùng sương trắng ảo mờ.

- Mẹ à, mẹ à. Mẹ dậy ăn đi. Dìn đã mang dồi về cho mẹ, cả một cỗ lòng đây này...

Nhưng dường như bà Mảy không nghe được gì nữa. Chấm đỏ cũng thôi không chập chờn, nhảy nhót trước mắt bà. Từ từ khép mắt, hai giọt nước đục mờ ứa ra. Bà Mảy thấy dưới gốc cây pằng nảng trong thị trấn hàng ngàn vạn bông pằng nảng trên nền cỏ xanh, những bông hoa kết thành một tấm thảm rực rỡ sà vào giường đỡ lấy bà. Rồi cả người, cả hoa nhẹ bẫng, vụt bay, tan vào những cơn gió cuối xuân…

Truyện ngắn của Nguyễn Phú

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh hoạ.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Đọc thêm

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Suốt đời học làm thầy

Dẫu cho cuộc sống có đổi thay thế nào, vị trí, vai trò của một người thầy trong xã hội, trong hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ là không thay thế được. (Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.

Những gì còn lại

Hình minh họa. (Nguồn: JV)
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.

Thống Linh và tôi

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.

Bánh đúc không xương

Bánh đúc không xương
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.

Bay lên từ nước

Bay lên từ nước
(PLVN) - Màn đen hun hút, gió thổi rát mặt đêm. Bà Nhường cảm nhận chuyện chẳng lành với đàn cò nên đã gọi con trai dậy, cầm đèn pin ra vườn.

Sài Gòn trong cơn mưa…

Những cơn mưa Sài Gòn thường chọn cho mình giờ rơi khắc nghiệt nhất, ấy là buổi tan tầm.
(PLVN) - Nhiều người hay bảo thích ngắm mưa rơi. Vì nhìn mưa rơi sao mà tươi mát, mà dịu dàng đến thế, như một bản nhạc của đất trời.

Xuyên bão

Tranh minh họa của Văn Học
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.

Về nhé bạn ơi!

Ảnh minh họa. (Nguồn: N.T)
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.

Miền thơ ấu

Ảnh minh họa. (Nguồn: B.T)
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.

Báu vật của người già

Ảnh minh họa
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.

Thám tử

Ảnh minh họa - Nguồn: ST
(PLVN) - Gã thích đội mũ nỉ đen, mặc áo ba đờ xuy đen và đeo kính râm mỗi khi ra đường mà không cần biết đó là mùa đông hay mùa hạ.

Gánh hàng rong

Hàng rong gây thương nhớ. (Ảnh: Pinterest)
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.

Sốt nhẹ

Ảnh minh họa: PV
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.

Giọt thu

Tranh minh họa: Nguyễn Văn Học
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.

Ngắm 'năm cửa ô Hà Nội' qua 3D

Không gian “Hà Nội vùng đứng lên” trong triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”. (Nguồn: BTC)
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.