Cây cầu nhờ quỷ xây bằng cách hiến tế... 1 con dê

 Xe cộ ngày này lưu thông trên cây cầu Teufelsbrücke mới. Ảnh: News.
Xe cộ ngày này lưu thông trên cây cầu Teufelsbrücke mới. Ảnh: News.
Ma quỷ đồng ý xây dựng giúp người dân Uri một cây cầu bắc qua hẻm núi chênh vênh với điều kiện, chúng sẽ được sở hữu linh hồn của người đầu tiên đi qua đó.
Ngoài lịch sử hấp dẫn, bang Uri, Thụy Sĩ còn sở hữu cảnh đẹp mê hồn với các ngọn núi phủ tuyết trắng xóa và những chiếc hồ trong xanh, phẳng lặng nằm trên núi cao. Một trong những địa danh nổi tiếng nhất ở Uri chính là cầu Teufelsbrücke (Cầu của quỷ), nằm trong hẻm núi Schöllenen. Đây là tuyến đường quan trọng để tới đèo St Gotthard Pass và bắc qua sông Reuss hung dữ.
Cư dân ở bang Uri tin vùng đất này có sự tồn tại của ma quỷ và một vài du khách thậm chí đã làm phiền tới chúng. Tuy nhiên, nhiều người cho đây chỉ là một suy nghĩ vô căn cứ. 
Theo truyền thuyết, người dân địa phương rất muốn xây dựng một cây cầu bắc qua đây nhưng địa hình nguy hiểm khiến việc đó không thể thực hiện. Do đó một người dân đã cầu cứu trong tuyệt vọng tới loài quỷ. 
Bất ngờ, ma quỷ đã xuất hiện và thực hiện ý nguyện của loài người, với điều kiện linh hồn của người đầu tiên đi qua cầu phải được hiến tế. Người dân bèn đồng ý và cây cầu được hoàn thành một cách kỳ lạ.
Tuy nhiên, đến khi thực hiện lời hứa với ma quỷ, người dân đã cố tình lừa chúng khi cho một chú dê đi qua cầu. Do đó, thay vì bắt được linh hồn của con người, chúng chỉ có trong tay linh hồn của một chú dê. Quá tức giận, loài quỷ liền nhặt một hòn đá lớn để đập vỡ cây cầu. 
Trong lúc định hành động, chúng nhìn thấy một bà lão với cây thánh giá trên tay khiến chúng sợ hãi liền bỏ chạy. Nhờ đó, cây cầu vẫn tồn tại và người dân có thể đi lại dễ dàng.
Do địa hình hiểm trở mà ngày xưa người dân đã rất khó khăn để có thể xây dựng được cầu Teufelsbrücke. Ảnh: Happytrips.
Do địa hình hiểm trở mà ngày xưa người dân đã rất khó khăn để có thể xây dựng được cầu Teufelsbrücke. Ảnh: Happytrips. 
Về mặt kỹ thuật, cầu của quỷ từng được làm 3 lần. Cây cầu đầu tiên xây dựng vào năm 1230 và bằng gỗ. Tuy nhiên, do thời tiết khắc nghiệt nên câu cầu thường bị xuống cấp và người dân phải gia cố liên tục. Sau đó, cầu gỗ được thay thế bằng cầu đá vòm cho chắc chắn và đảm bảo an toàn cho người đi lại vào thế kỷ 16.
Năm 1799, cầu là nhân chứng cho một trận đánh khốc liệt trong chiến tranh Napoleon và bị hư hỏng nặng. Năm 1888, nó bị phá hủy hoàn toàn do một trận mưa bão. Cầu được xây dựng lại nhưng cũng không chịu được lưu lượng người qua quá lớn. Người dân địa phương tin rằng, cuối cùng cây cầu vẫn không thể sử dụng do mắc phải lời nguyền của ma quỷ.
Sau cùng, chính phủ Thụy Sĩ quyết định cho xây một cây cầu mới, bằng bê tông với hai làn đường để người dân có thể qua lại dễ dàng vào năm 1958. Cây cầu quỷ xây vẫn còn đó, nhưng ngày nay không có ai sử dụng để đi lại nữa.
Năm 1994, chính phủ Thụy Sĩ phát hành đồng xu in hình cách điệu quỷ dữ đang mang đá đến đập cầu. Ngày nay, tảng đá nặng 220 tấn được cho là "vật chứng" quỷ định dùng để đập cầu vẫn còn đó. Tuy nhiên, nó đã được di dời ra xa 127 m để phục vụ cho việc xây dựng đường hầm Gotthard mới.
Tại khu vực núi đá này, du khách thỉnh thoảng sẽ thấy bóng dáng của quân đội Thụy Sĩ xuất hiện để luyện tập hoặc làm nhiệm vụ.
Toàn cảnh cầu mới, cầu quỷ xây cũ và đường dành cho xe lửa ở bang Uri. Ảnh: Ritebook.
Toàn cảnh cầu mới, cầu quỷ xây cũ và đường dành cho xe lửa ở bang Uri. Ảnh: Ritebook. 
Cầu của quỷ chạy dọc qua hẻm Schöllenen, nằm ở bang Uri của Thụy Sĩ, gần thị trấn Göschenen về phía bắc và Andermatt về phía nam. Hẻm Schöllene chạy dài 5km theo chiều dài của sông Reuss.
Bang Uri còn có tên gọi là "linh hồn của Thụy Sĩ", là một trong 26 bang của Liên bang Thụy Sĩ. Bang nằm ở miền trung của đất nước, lãnh thổ bao gồm các thung lũng của sông Reuss, giữa hồ Lucerne và St. Gotthard Pass.

Thụy Sĩ - Đức là ngôn ngữ chính được sử dụng ở đây. Uri cũng là bang duy nhất mà trẻ con tới trường phải học tiếng Italy là ngoại ngữ đầu tiên. Tuy nhiên vào năm 2005, 2006 chính phủ đã thay đổi và chọn tiếng Anh là ngoại ngữ cần học, như hầu hết các bang khác. Huyền thoại William Tell được cho là tới từ Uri.

Ngoài cầu của quỷ dữ, khi đến Thụy Sĩ du khách có thể tới thăm quan 10 địa điểm nổi tiếng khác như Zurich, Geneva, Lucerne, Interlaken, Lausanne, Basel, Zermatt, Engadin St. Moritz, Bern, Ticino.

Tin cùng chuyên mục

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.