Cây “ATM gạo” miễn phí cho bà con khó khăn tại Long Khánh- Đồng Nai

Người dân rửa tay diệt khuẩn trước khi vào nhận gạo.
Người dân rửa tay diệt khuẩn trước khi vào nhận gạo.
(PLVN) -Đây là cây “ATM” gạo được các mạnh thường quân chung tay cùng thiết kế chế tạo và lặp đặt tại quán cơm tình thương 2.000 đồng tại số 143/3 đường Hùng Vương, khu phố 1, phường Xuân Hòa, TP Long Khánh

Vốn có tấm lòng thiện nguyện, sau khi biết chị Nguyễn Thị Loan-Trưởng nhóm Cơm tình thương Long Khánh mong ước có chiếc máy “ATM Gạo” để phát gạo miễn phí cho bà con khó khăn trong mùa dịch này, anh Lê Cao Trực (chủ cơ sở nước chấm Hoa Sen Long Khánh) đã liên hệ với những cơ sở sản xuất cây “ATM gạo” tại TP Hồ Chí Minh, để đặt hàng.

Nhưng ở đâu anh cũng được chào giá từ 20 triệu đến 30 triệu đồng cho mỗi cây “ATM gạo”. Với số tiền này, có thể mua thêm được từ 2 đến 3 tấn gạo, hỗ trợ bà con khó khăn trong mùa dịch này. Nghĩ vậy, anh quyết định tự thiết kế, thi công cây “ATM gạo” vừa rẻ tiền, vừa có ý nghĩa thiện nguyện, để trao tặng cho nhóm cơm tình thương, giúp họ thực hiện ý nguyện của mình.

Cây “ATM gạo” miễn phí cho bà con khó khăn tại Long Khánh- Đồng Nai ảnh 1
Người dân nhận gạo từ cây "ATM gạo".

Sau khi tìm hiểu cơ chế hoạt động của những chiếc “ATM gạo” đang lưu hành ngoài thị trường, anh Lê Cao Trực, tập hợp anh em kỹ thuật tại cơ sở của mình để hội ý, bàn phương án thực hiện. Giao nhiệm vụ chủ trì cho anh Võ Xuân Thắng (sinh năm 1991), trưởng phòng kỹ thuật của cơ sở.

Với tấm bằng kỹ sư chế tạo máy trong tay, anh Thắng không ngần ngại, việc này không khó đối với anh, nhưng khi xem thông tin về những cây “ATM gạo” đang hoạt động, anh lại thấy khó khăn vì nó rất cầu kỳ, phức tạp từ đường dẫn, đến camera quan sát, đến bồn chứa gạo… tất cả đều được mô phỏng đến mức quá cao siêu.

Cây “ATM gạo” miễn phí cho bà con khó khăn tại Long Khánh- Đồng Nai ảnh 2
 Mọi người thực hiện việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi tới nhận gạo.

Anh Võ Xuân Thắng cho biết: “nhìn vậy thôi, nhưng cơ chế hoạt động rất đơn giản, chỉ cần một bồn chứa gạo (khoảng 500kg); một vòi (phi 40cm) cho gạo chảy ra, gắn với van từ để ngắt lượng gạo đã định; một Timer (thiết bị hẹn giờ); nút khởi động (Start) vậy là xong. Đổ gạo vào bồn là vận hành được”. Nghĩ vậy, nên anh Thắng đã tận dụng vật tư có sẵn, cùng anh em lắp ráp chỉ trong vòng buổi sáng là cơ bản phần thô; còn lại chỉ gắn các thiết bị điện tử vào là có thể khởi động được. 

Anh Lê Cao Trực cho biết: “Vì những hoàn cảnh khó khăn ở Long Khánh, nên anh quyết định thực hiện cây “ATM gạo” cho bằng được, để tặng cho nhóm cơm tình thương Long Khánh, chứ không có ý định sản xuất thêm để kinh doanh hoặc bằng các hình thức khác”.

Cây “ATM gạo” miễn phí cho bà con khó khăn tại Long Khánh- Đồng Nai ảnh 3
 Người dân rửa tay diệt khuẩn trước khi vào nhận gạo.

Với cây "ATM gạo" này, từ nay bà con có hoàn cảnh khó khăn ở Long Khánh có thêm một nơi san sẻ yêu thương “Ai cần cứ đến lấy, ai ổn định xin nhường, ai dư dả xin chung tay”….

Nhóm cơm Tình thương Long Khánh chia sẻ: “nhóm Cơm tình thương Long Khánh rất vui mừng cám ơn nhà tài trợ đã hỗ trợ việc lắp đặt cây “ATM gạo” miễn phí cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, từ nay Cơm tình thương chỉ lo huy động gạo, còn lại cây "ATM gạo" này sẽ thay mặt nhóm Cơm tình thương phát gạo cho bà con, mong bà con yên tâm, cùng với nhóm Cơm tình thương vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.”

Đọc thêm

Bệnh ghẻ, zona thần kinh, thủy đậu đang "lây lan" phức tạp tại Lào Cai

Bác sĩ kiểm tra tình trạng viêm da ở bệnh nhân mắc Zona. Ảnh: SYT Lào Cai
(PLVN) - Thời gian gần đây, một số huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai ghi nhận số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về da như: ghẻ, zona thần kinh, thủy đậu có dấu hiệu tăng. Mặc dù là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây biến chứng rất nguy hiểm.

Bé trai nặng 6kg chào đời

Bé trai nặng 6kg chào đời
Sản phụ 28 tuổi ở Hà Tĩnh được các bác sĩ mổ đẻ, đón bé trai nặng 6kg. Cân nặng của bé cao gấp đôi một đứa trẻ sơ sinh bình thường.

Thêm 2 người ngộ độc sau khi ăn cá ủ chua

Thêm 2 người ngộ độc sau khi ăn cá ủ chua
(PLVN) - Sau khi ăn cá ủ chua, hai bệnh người dân ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam) bị nôn mửa, chóng mặt được chuyển đến Trung tâm Y tế huyện để điều trị. Hiện hai người này chưa có biểu hiện liên quan đến ngộ độc Botulinum.