'Cầu cứu' bác sĩ sau hành vi thanh viên mới lớn thường làm

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sau khi tự nặn mụn tại nhà, nam thanh niên 19 tuổi phải nhập viện trong tình trạng sốt cao, sưng nề vùng môi má, kèm tức ngực khó thở.

Nam thanh niên 19 tuổi (ở Hà Nội) cho biết, sau khi tự nặn một nốt mụn sưng đỏ ở dưới mép môi thì bị sốt cao 38 độ, cơ thể rét run, đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ.

Thanh niên được đưa đến Bệnh viện 108 trong tình trạng sốt cao, vùng môi má bên trái sưng nề, chảy dịch mủ, há miệng hạn chế; khó thở nhẹ, đau tức ngực....

Tại bệnh viện, bác sĩ cho bệnh nhân làm các xét nghiệm và chẩn đoán: Nhiễm khuẩn huyết do Staphylococcus aureus từ ổ áp xe vùng mặt - cằm trái, có ổ nhiễm khuẩn thứ phát viêm phổi hoại tử 2 bên.

Qua quá trình điều trị, tình trạng của bệnh nhân đã dần ổn định, vùng mặt - cằm đỡ sưng nề rõ, thân nhiệt trở về bình thường. Bệnh nhân ổn định được ra viện.

Theo Bệnh viện 108, mụn là tổn thương ngoài da phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bã nhờn, tế bào da chết và vi khuẩn mắc kẹt trong lỗ chân lông là nguyên nhân gây ra mụn nhọt, với biểu hiện là những vết sưng đỏ, mềm, có mủ trắng ở đầu. Khi mụn hình thành, lỗ chân lông sưng lên và chịu nhiều áp lực. Mặc dù vậy, nặn mụn có thể phá vỡ cấu trúc da, gây viêm và nhiễm trùng rộng hơn, phá hủy vòng viêm tại chỗ, hình thành những nốt mụn khác xung quanh.

Đặc biệt ở vùng mặt có một khu vực gọi là vùng tam giác nguy hiểm, cách xác định: Đặt bàn tay sao cho đầu ngón tay giữa chạm xương mũi, lòng bàn tay ôm trọn vùng mũi - miệng và cằm. Khu vực này có rất nhiều tĩnh mạch nối các dây thần kinh khu vực xương sọ giúp vận chuyển máu đến não. Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van. Khu vực tam giác bị viêm nhiễm có thể gây nên các bệnh: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, liệt cơ vùng mặt, tổn thương dây thần kinh vùng mặt gây liệt cơ mặt, thậm chí tử vong.

Đại tá - Tiến sĩ Nguyễn Đăng Mạnh, Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm cho biết, nhiễm khuẩn huyết là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân, gây ra bởi sự xâm nhập của vi khuẩn và các độc tố vi khuẩn vào máu. Trong bệnh lý nhiễm khuẩn huyết thường xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tỷ lệ tử vong cao.

Để phòng tránh bệnh nhiễm khuẩn huyết, Viện trưởng Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm khuyến cáo: "Không nên tự ý nặn mụn; Cần thực hiện các biện pháp vệ sinh, an toàn lao động, xử trí sớm các ổ nhiễm khuẩn; Không lạm dụng corticoid, dùng kháng sinh đúng chỉ định. Ngoài ra cần theo dõi và điều trị các bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, xơ gan…, để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn..."

Đọc thêm

Giới trẻ cần có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình

Giới trẻ cần được truyền thông để hiểu và có trách nhiệm với sức khỏe sinh sản của chính mình. (Ảnh minh họa - Nguồn: SYT Hà Tĩnh)
(PLVN) - Ngày 26/9, Cục Dân số, Bộ Y tế đã tổ chức buổi Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024. Cách đây 16 năm, vào ngày 26/9/2007, tại châu Âu, với sự liên minh của 11 tổ chức phi chính phủ và các Hiệp hội Khoa học và Y khoa Quốc tế quan tâm đến sức khỏe giới tính và sức khỏe sinh sản đã thống nhất phát động lấy ngày 26/9 hàng năm là Ngày Tránh thai Thế giới.

Nơi bác sĩ và bệnh nhân coi nhau như gia đình

Bác sĩ Phạm Văn Dũng cho bệnh nhân Đặng Hữu Bình tập đứng và đi sau quá trình phục hồi.

(PLVN) - Tận tâm, chu đáo, luôn ở cạnh động viên tinh thần và coi bệnh nhân như người nhà, đó là những gì mà nhiều người bệnh cảm nhận được khi điều trị tại Khoa điều trị cột sống ít xâm lấn - Bệnh viện Châm cứu Trung ương.

Nam thanh niên sống sót thần kỳ sau 9 ngày bị mắc kẹt giữa sông

Phạm Minh Thắng nhập viện trong tình trạng sức khoẻ suy kiệt nghiêm trọng sau 9 ngày mắc kẹt, nhịn đói giữa dòng sông.
(PLVN) -  Trong lúc, đi xem người ta câu cá, vì mệt quá Thắng nằm ngủ quên trên bãi bồi ngoài sông. Nào ngờ, khi nước sông bất ngờ dâng cao đã khiến nạn nhân mắc kẹt suốt 9 ngày đêm giữa sông trong tình trạng không có thức ăn, chỉ uống nước sông cầm cự đến khi được giải cứu…

Tin mới nhất về sức khoẻ bé gái Làng Nủ điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai

Bộ trưởng Đào Hồng Lan thăm hỏi và động viên gia đình cháu T.N tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thành Dương
(PLVN) - Sau 2 tuần được điều trị và chăm sóc tích cực tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, đến hôm nay, 24/9, bệnh nhi M.H.T.N (nữ, 11 tuổi, nạn nhân trong vụ sạt lở do lũ quét tại bản Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã có một số cải thiện. Hiện N. tỉnh táo, có thể nói chuyện, ăn qua sonde...