Câu chuyện tiêm vaccine để học sinh trở lại trường

Nhiều nước như Campuchia, Cuba, Italy, Mỹ... đã tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi. (Ảnh minh họa)
Nhiều nước như Campuchia, Cuba, Italy, Mỹ... đã tiêm vắc xin cho trẻ em dưới 18 tuổi. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Chia sẻ xung quanh các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh đến trường, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thông tin, Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 cho 95% trên tổng số 8,1 triệu trẻ em từ 12-17 tuổi trên cả nước…

Nhiều phụ huynh băn khoăn tiêm vaccine cho trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia y tế, mục tiêu chính của việc tiêm vaccine không phải để ngăn chặn lây nhiễm mà là để giảm tỷ lệ tử vong một cách tối đa. Điều này càng đúng với biến chủng Delta. Với quyết định mới của Bộ Y tế về tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, PGS. TS Trần Đắc Phu cho rằng, đây là quyết định hoàn toàn phù hợp và cũng là một cách đáp ứng trong tình hình phòng, chống dịch Covid-19 mới.

“Dịch bệnh không trừ một ai và trẻ em cũng mắc bệnh. Khi có vaccine tiêm cho trẻ em chúng ta sẽ tiêm cho trẻ em theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Trẻ em khi đi học cần có miễn dịch. Với việc chuyển chiến lược từ “Zero COVID-19” sang “sống chung an toàn với COVID-19”, trẻ em sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ hơn, bởi mầm bệnh sẽ có trong cộng đồng và sẽ có nhiều ca mắc hơn”, ông Phu nhấn mạnh.

Bộ Y tế cho biết, sẽ mở rộng đối tượng tiêm chủng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, tiêm trước cho lứa tuổi từ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

Loại vaccine sử dụng là vaccine đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Vaccine được sử dụng 2 liều cơ bản cho mỗi trường hợp và tiêm cùng loại vaccine. Theo kế hoạch, cuối tháng 10, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em.

Tuy nhiên, bên cạnh những phụ huynh hồ hởi dự định sẽ cho con tiêm để được đến trường an toàn, thì không ít phụ huynh lo lắng, băn khoăn trong việc có nên tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ. Bởi thực tế người lớn vẫn chưa được tiêm đủ vaccine, cùng với đó nguy cơ gây bệnh cho trẻ em từ dịch COVID-19 không lớn. Đơn cử như ca sỹ Thái Thùy Linh bày tỏ trên trang cá nhân, sẽ chưa vội tiêm cho hai con nhỏ của mình khi chưa biết chắc những nguy cơ sau tiêm. Nhiều phụ huynh khác cũng cùng chung quan điểm này…

PGS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, nếu có vaccine tốt tiêm cho trẻ em thì tốt. vaccine tiêm cho trẻ em phải đảm bảo an toàn. Vấn đề đảm bảo an toàn phải do các tổ chức uy tín đồng ý, được kiểm soát ngặt nghèo. Bộ Y tế cho phép thì mới được tiêm. Hiện vaccine COVID-19 đang được tiêm cho người lớn. Dịch COVID-19 cho thấy trẻ em bị COVID-19 nhẹ hoặc ít bị bệnh nên không vội vàng tiêm cho trẻ. Tiêm vaccine tất nhiên sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe như phản ứng phụ viêm cơ tim ở trẻ em cao hơn người lớn chẳng hạn.

Báo cáo trên thế giới cho thấy, khi tiêm vaccine phòng COVID-19 trẻ em nam bị nguy cơ viêm cơ tim cao hơn với trẻ em gái. Tỉ lệ viêm cơ tim ở trẻ lớn hơn người lớn. Do đó, ở một số nước thay vì tiêm 2 mũi thì trẻ em chỉ được tiêm một mũi. Hoặc một số nước đang tiêm thì phải ngừng vì nguy cơ rủi ro với trẻ cao.

Do đó, theo ông Nga, Bộ Y tế cần phải có chiến lược tiêm vaccine cho trẻ em rõ ràng. Trước hết, nếu tiêm thì tiêm cho những em bị bệnh nền, những trẻ em có sức đề kháng yếu. Có thể, tiêm cho những em 17 -18 tuổi trước. Sau đó mới tính đến tiêm cho các em nhỏ sau. Các em càng nhỏ tuổi khi sự phát triển cơ thể chưa hoàn thiện nên thận trọng hơn trong khi tiêm.

Những em 16 - 17 tuổi, cơ thể gần hoàn thiện nếu có tác dụng phụ sẽ đỡ hơn các em nhỏ tuổi. Việc trẻ em không tiêm có thể lây bệnh cho người lớn hoặc có thể bị nhiễm từ người lớn. Nhưng khi người lớn tiêm hết rồi thì sẽ bảo vệ được trẻ em. Người lớn tiêm được hết thì bảo vệ được cộng đồng cao hơn.

Và học sinh được trở lại trường lớp

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chính phủ đã bàn và có Nghị quyết để phấn đấu hết năm 2021 cơ bản kiểm soát dịch trên toàn quốc, đưa lại cuộc sống bình thường mới. Do đó, kế hoạch của ngành giáo dục cũng cần bám sát mục tiêu này.

Rưng rưng ngày học sinh được trở lại trường lớp đang tới gần ở những vùng xanh.

Rưng rưng ngày học sinh được trở lại trường lớp đang tới gần ở những vùng xanh.

Phó Thủ tướng cho hay, vừa qua, Bộ GD-ĐT, Bộ TT-TT, các đơn vị viễn thông, đài truyền hình đã nỗ lực xây dựng, triển khai các chương trình dạy học trực tuyến, trên truyền hình, cơ bản đáp ứng được một phần nhu cầu học tập của học sinh, có những điểm tích cực nhất định. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc học trực tuyến, học trên truyền hình chỉ là hình thức bổ trợ, không tránh khỏi những tác động không mong muốn. Do đó, ngành giáo dục phải có kế hoạch, giải pháp bảo đảm hoàn thành năm học theo kế hoạch; bổ trợ, củng cố kiến thức cho học sinh bằng những hình thức phù hợp trong ngắn hạn cũng như trong những năm học tiếp theo.

Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, ngành giáo dục cần sẵn sàng các khâu chuẩn bị để công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2021-2022, đánh giá kết quả học tập, chất lượng học sinh cũng như tổ chức kết thúc năm học linh hoạt trong mọi tình huống; có phương án dự phòng các hoạt động bổ trợ kiến thức cho học sinh trong thời gian tiếp theo…

Dịch bệnh COVID-19 tại nhiều địa phương cơ bản được kiểm soát. Hiện một số tỉnh, thành trên cả nước đón học sinh trở lại trường, có địa phương đang chuẩn bị điều kiện sẵn sàng để học sinh đi học trực tiếp vào đầu tháng 11. Đến trường sớm nhất phải kể đến TP. Đà Nẵng, thống nhất tổ chức cho học sinh phổ thông trên địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang đi học từ ngày 18/10 và học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn đi học từ ngày 25/10. Đối với các trường ở các quận huyện khác, cơ bản sẽ đi học lại từ 1/11.

Để chuẩn bị cho việc đi học trở lại của học sinh, nhiều trường học tại Đà Nẵng trước đây được huy động để làm khu cách ly y tế đã được bàn giao lại cho nhà trường. Các trường học đã vệ sinh bàn, ghế, lớp học… sẵn sàng cho việc dạy và học trực tiếp trở lại.

Tỉnh Khánh Hòa tổ chức dạy và học trực tiếp kể từ ngày 18/10 cho cấp THCS và THPT tại các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh và thành phố Cam Ranh. Đối với các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn huyện Cam Lâm và thị xã Ninh Hòa, tổ chức dạy và học trực tiếp kể từ ngày 18/10 cho các khối lớp cấp THCS và THPT.

Đối với các trường học khi đánh giá nguy cơ chưa an toàn, Sở GD-ĐT xem xét, cho phép học trực tuyến. Đối với các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn TP. Nha Trang tiếp tục triển khai dạy học trực tuyến đến hết ngày 24/10 theo hướng dẫn.

Đồng Nai, Bình Dương, Bạc Liêu dự kiến cho học sinh trở lại trường học từ 1/11. Trong thời gian này, ngành giáo dục sẽ dọn dẹp, vệ sinh khử khuẩn trường lớp để đón học sinh đi học trở lại. Nếu tỉnh hình dịch còn diễn biến phức tạp thì sẽ tính toán lại.

UBND TP. Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho UBND huyện Cần Giờ tổ chức thí điểm dạy học trực tiếp đối với một số khối lớp thuộc trường Tiểu học Thạnh An và Trường THCS - THPT Thạnh An, nằm trên địa bàn xã đảo Thạnh An. Trước đó, UBND huyện Cần Giờ đề xuất thí điểm dạy học trực tiếp từ ngày 20/10 với 250 học sinh ở các khối lớp 1, 2, 6, 9, 12 tại các trường học trên xã đảo Thạnh An.

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh: Những trường thực hiện thí điểm mở cửa đầu tiên cần hết sức thận trọng, đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Hiện tại, các trường cần căn cứ theo Bộ tiêu chí an toàn trường học do Sở GD-ĐT tham mưu UBND TP. Hồ Chí Minh để đối chiếu, rà soát; đồng thời xây dựng Tổ COVID-19 cộng đồng trong nhà trường, đảm bảo thực hiện nghiêm quy tắc 5K trong sân trường nếu trường học được phép hoạt động trực tiếp trước học kỳ I.

Dự kiến cuối tháng 10, TP.HCM sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh trong độ tuổi từ 12-17. Ông Hiếu cho biết, sẽ tiêm cho học sinh 16-17 tuổi trước rồi hạ dần độ tuổi. Trước đó, Sở GD-ĐT TP HCM đề xuất UBND thành phố tổ chức tiêm cho hơn 642.000 học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi, để các em có thể trở lại học tập trực tiếp tại trường vào học kỳ II.

Cần Thơ đầu năm học quyết định không dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1. Nay thành phố lên kế hoạch cho học sinh tiểu học đi học trực tiếp trở lại từ 1/11. Mốc thời gian bắt đầu chương trình học kỳ 1 năm học 2021-2022 của cấp học này được xác định là 1/11, học kỳ 2 từ 7/3/2022, dự kiến hoàn thành kế hoạch giáo dục trước ngày 10/7/2022.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn mới đây đề nghị Hà Nội tính toán cho học sinh ngoại thành tới trường trước, nhưng lãnh đạo thành phố vẫn chưa quyết định.

Và cuộc sống bình thường mới đang dần trở lại, hồi sinh. Khi tại những vùng dịch như Bình Dương, TP.HCM, Đà Nẵng… những trường học được trưng dụng làm khu cách ly trong đại dịch đã được khử khuẩn và chờ đón học sinh trở lại trường…

Cần có hệ thống giám sát y tế học đường

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT chuẩn bị hệ thống giám sát y tế học đường để tất cả học sinh có đầu mối cụ thể theo dõi sức khỏe, bảo vệ cho nhóm học sinh chưa được tiêm vaccine, bởi trong điều kiện bình thường mới, vẫn có thể xuất hiện ca mắc trong cộng đồng. “Tinh thần là đến trường phải an toàn, trong trường học là môi trường an toàn. Đặc biệt, ngành giáo dục cần lưu ý đến chăm lo tâm lý học đường, tâm lý học sinh trong và sau mùa dịch”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.