Câu chuyện rắc rối từ cái tên "Mai Phạt Sáu Ngàn Rưỡi"

Câu chuyện rắc rối từ cái tên "Mai Phạt Sáu Ngàn Rưỡi"
(PLO) - Với 90 triệu dân, 54 dân tộc, việc đặt tên của người Việt Nam vô cùng phong phú. Tuy nhiên, chính sự phong phú này đã khiến không ít cán bộ hộ tịch phải nhiều phen lúng túng. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải có luật về đặt tên để quy định cụ thể việc đặt tên cho một công dân.
“Mai Phạt Sáu Ngàn Rưỡi” 
Từ bao đời nay, người dân Việt Nam đã chú trọng tới việc đặt tên cho con bởi mỗi cái tên gắn bó với mỗi con người suốt cả cuộc đời. Không có một nguyên tắc chung nào cho việc đặt tên nhưng tên người Việt Nam thường gồm 3 phần chính là Họ + Tên đệm + Tên chính. 
Nếu như ngày xưa phần lớn người dân Việt Nam quan niệm đặt tên con “xấu xấu” cho dễ nuôi thì ngày nay việc đặt tên cho con thường đẹp hơn, cầu kỳ hơn. Nhiều gia đình cũng chú trọng đặt tên cho con sao cho không “phạm húy”, không quá khó nghe, khó đọc. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp gặp vô vàn phiền toái vì chính cái tên cha mẹ đặt cho mình. 
Năm 1987, ông Mai Văn Cán ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam “lỡ” sinh đứa con thứ năm. Vì ông vi phạm chính sách dân số nên chính quyền xã quyết định phạt ông 6.500 đồng. Ông Cán năn nỉ xin tha nhưng không được. “Giận” chính quyền, ông quyết định đặt tên con mình là Mai Phạt Sáu Ngàn Rưỡi. 
Can không được vì luật không quy định cụ thể về việc người dân phải đặt tên như thế nào, cán bộ hộ tịch đành phải ghi vào khai sinh cái tên Mai Phạt Sáu Ngàn Rưỡi. Đến tận năm 2005, khi Mai Phạt Sáu Ngàn Rưỡi được 18 tuổi, anh tự mình đi làm thủ tục thay đổi họ tên thành Mai Hoàng Long để bạn bè đỡ chê cười. 
Cũng vì “giận” chính quyền địa phương, ông Từ Văn Đức ở Thanh Hóa đã đặt cho con gái  thứ ba cái tên Từ Nay Tôi Xin Thôi. Mỗi khi bị bạn bè trêu chọc, Xin Thôi lại hậm hực với bố nhưng ông Đức cương quyết không đổi tên cho con. 
Không “xấu” như mấy cái tên đã kể, cô gái có cái tên toàn những từ lung linh là Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương ở Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên vẫn gặp không ít rắc rối vì cái tên dài lê thê của mình. Mỗi khi phải điền tên vào giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ, cô không biết phải làm thế nào để ghi cho đủ hết họ tên. Nay Dương đã lấy chồng, sinh con và cô cho biết sẽ không bao giờ đặt tên cho con quá 3 từ vì “một mình mẹ gặp rắc rối là đã quá đủ rồi!”. 
Không được đặt tên hoàng tộc? 
Trường hợp khác, anh Bảo Nguyên sinh ra trong gia đình thuộc Nguyễn Phước tộc, tức thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Nguyễn. Theo quy định của dòng họ, con trai sinh ra được đặt là Nguyễn Phước hoặc Nguyễn Phúc cộng với một trong hai mươi tên lót cộng với tên chính. Còn đối với con gái thì đặt là Tôn Nữ  + tên lót + tên. 
Tuy nhiên, do kỵ húy nên trên thực tế tên của nam không có Nguyễn Phúc hoặc Nguyễn Phước mà chỉ có hai thành phần phía sau (tên lót + tên), còn họ thì được ngầm hiểu. Do đó, tên của tất cả mọi người thuộc phái nam trong gia tộc nhà anh đều không có “Nguyễn Phúc” và tên của tất cả mọi người thuộc phái nữ đều là Tôn Nữ + tên lót + tên. Năm 2012, anh Bảo Nguyên sinh con gái đầu lòng nên đến UBND phường 3, quận Tân Bình để đăng ký khai sinh cho con là Tôn Nữ Quỳnh Phương nhưng không được chấp  nhận. 
Theo qui định tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ  về đăng ký và quản lý hộ tịch thì: “Khi đăng ký khai sinh, họ và quê quán của con được xác định theo họ và quê quán của người cha hoặc họ và quê quán của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ”. Như vậy, về nguyên tắc, dù theo tập quán hay theo sự thỏa thuận, lựa chọn của cha, mẹ thì khi khai sinh, đứa trẻ cũng chỉ có thể mang họ của cha hoặc của họ mẹ chứ không thể mang họ khác được. 
Anh Bảo Nguyên “không phục” bởi anh biết ở huyện Hoài Đức, Hà Nội có hẳn một làng chuyên lấy tên đệm của cha làm họ đặt cho con gái và ở huyện Khoái Châu, Hưng Yên có hẳn 9 dòng họ lớn khi sinh con trai đều để họ đằng sau tên đệm như Đỗ Tràng, Đỗ Trí (Đỗ là tên đệm, Tràng và Trí mới là họ - PV), trong khi con gái thì lại để họ đứng đầu tên gọi như bình thường. Anh Bảo Nguyên cũng dẫn chứng về hàng loạt trường hợp người dân tùy tiện lấy tên Nokia, Samsung, Motorola đặt cho con… để thuyết phục cán bộ hộ tịch, nhưng yêu cầu của anh vẫn không được chấp nhận. 
Luật còn quy định chung chung
Điều 26 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó”, “Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. 
Điều 27 Bộ luật này cũng quy định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong trường hợp việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó. Người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình, người được xác định lại giới tính… cũng có quyền thay đổi họ, tên. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ. 
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về việc đặt tên của một người nên mới có những chuyện bi hài xung quanh tên gọi, chẳng hạn tên quá dài, quá xấu, đặt theo tên các lãnh tụ, các anh hùng dân tộc, tên thần thánh, tên “nửa Tây, nửa ta”. Từ thực tế này, nhiều ý kiến cho rằng cần có khung pháp luật về đặt tên để các tên gọi phù hợp với thuần phong mỹ tục.
Nhiều nước đã có điều luật cấm đặt tên xấu
Tại Mexico, tháng 12/2013 nhà chức trách nước này đã ban hành một điều luật cấm sử dụng tên gọi nhằm châm biếm hay sỉ nhục ai đó. Tại Đức, các bậc cha mẹ không được phép dùng tên thị trấn hay thương hiệu để đặt cho con mình.
Nghiêm trọng hơn, tại Ai Cập, hồi tháng 9/2013, một nông dân đã bị bắt sau khi ông này đặt tên con lừa của mình theo tên của tướng Abdel Fattah al-Sisi, Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Ai Cập. Tại NewZealand, hồi tháng 10/2013, Bộ Nội vụ đã đưa ra một danh sách 77 cái tên cấm cha mẹ không được phép đặt cho trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Giang Nguyễn Duy Sụn, người luôn đầy ắp nhiệt huyết và trăn trở với công tác Tư pháp nơi địa đầu Tổ quốc.

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Giang Nguyễn Duy Sụn: Người cán bộ tận tâm nơi địa đầu Tổ quốc

(PLVN) - Với nhiều giải pháp trong công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân ở vùng cao về chấp hành đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Sở Tư pháp tỉnh đã tích cực, chủ động phối hợp với các cấp chính quyền địa phương nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.