Câu chuyện nhỏ, tấm gương lớn

Khang và Mới kể lúc nhặt được ví
Khang và Mới kể lúc nhặt được ví
(PLO) - Trong những ngày tết, Bằng, Mới, Khang đang đi chơi trên đường thì nhặt được một chiếc ví nữ. Kiểm tra, các em phát hiện trong bóp có rất nhiều tiền. Không đắn đo suy nghĩ, các em chạy một mạch đến công an huyện gần đó, giao nộp cho công an. 

Đồng lòng nộp lại của rơi 

Theo lời kể, tối mùng 4 tết (19/2) Lê Nhĩ Khang (14 tuổi, ngụ thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng) chở bạn là Trần Thanh Mới (16 tuổi), ngụ cùng địa phương đi chơi bằng xe đạp, đi cùng hai em còn có em Đỗ Văn Bằng (16 tuổi) đi xe đạp riêng. Khi cả ba đi đến khu vực trường THPT Trần Văn Bảy và nhà văn hóa huyện Thạnh Trị thì nhìn thấy một chiếc ví nữ nằm ven đường.

Khang dừng xe cúi lượm rồi đưa cho Mới ngồi phía sau xem. Mở ví ra, Mới thấy có nhiều tiền bên trong nên nói Khanh chạy xe thẳng đến công an huyện Thạnh Trị cách đó khoảng 500 mét. Bằng biết chuyện cũng chạy theo.

Khi đến trụ sở công an huyện, lúc đầu chỉ có Mới can đảm vào. Sau khi nghe cậu bé trình bày vụ việc, trực ban cho mời Khang và Bằng vào làm việc, đồng thời trình báo lên lãnh đạo. 

Mới hồn nhiên nói: “Mấy chú công an hỏi tụi con lượm được cái ví ở đâu để mấy chú ra đó phát loa tìm người bị mất. Khi mở ví ra, thấy trong đó có nhiều tiền, con nghĩ người mất chắc sẽ buồn lắm nên phải tìm công an để giúp đỡ cho họ tìm lại. Mình mất 10.000 còn tiếc huống chi người ta mất nhiều vậy”.

Công an kiểm tra chiếc ví nữ thì phát hiện bên trong có hơn 40 triệu đồng và giấy tờ tùy thân mang tên Dương Ngọc Diễm ở Kiên Giang. Sau đó, công an cho người phát loa ở khu vực các em học sinh lượm được ví. Một lát sau, chủ nhân của chiếc ví đã có mặt để tìm lại chiếc ví bị mất.

Bằng lúc cùng hai bạn đem chiếc ví có hơn 40 triệu đến trình báo công an

Bằng lúc cùng hai bạn đem chiếc ví có hơn 40 triệu đến trình báo công an

Hành động của các em là rất đáng khâm phục, công an huyện Thạnh Trị sau đó đã gửi thông báo đề nghị trường THPT Trần Văn Bảy, nơi em Bằng theo học để tuyên dương học sinh này vì hành động đẹp. Riêng Mới và Khang vừa nghỉ học nên chính quyền thị trấn Phú Lộc cũng sẽ có hình thức biểu dương cho hai em.

Phải nghỉ học vì nhà nghèo

Mới, Bằng và Khang ở cùng một ấp Thạnh Điền, thị trấn Phú Lộc, gia đình của mỗi em đều khó khăn và thiếu thốn đủ bề. Nhưng không vì lẽ đó mà các em tự cho phép mình tham lam của rơi. Bằng may mắn còn đi học được, nhưng em lại sống thiếu tình thương của cha mẹ. 

Ông Nguyễn Quốc Khanh – Bí thư chi bộ ấp Thạnh Điền cho biết, cha mẹ của Bằng đã ly hôn, mỗi người đã có gia đình riêng. Bằng sống với người cô ruột và gia đình cũng chỉ đủ ba bữa qua ngày.

Còn Mới và Khang là anh em cô cậu ruột, gia đình của cả hai đều thuộc diện cận nghèo. vì lẽ đó, mấy tháng trước Mới và Khang phải nghỉ học để ở nhà đỡ đần cho gia đình. 

Nhà của Khang nằm sâu trong ruộng, gia tài của gia đình em chỉ có hai công ruộng và mấy công trâu. Cha làm ruộng, Khang giữ trâu còn mẹ thì đi giúp việc nhà ở ngoài thị trấn Phú Lộc. Còn gia đình Mới cũng không khá hơn, cha làm phụ hồ, mẹ đi phụ bán đồ ăn sáng. Do đó, Mới đã nghĩ học khi mới xong lớp 9.

Cuộc sống của Mới, Bằng, Khang đề không hễ dễ dàng, các em phải cùng cha mẹ, người thân chật vật với cuộc mưu sinh. Chính vì lẽ đó, hành động nhặt được số tiền hàng chục triệu đồng mà các em không mảy may nghĩ ngợi, đem thẳng đến công an giao nộp càng khiến nhiều người thán phục.

Đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có thư động viên các em học sinh này. Thư của Thủ tướng có đoạn: “Bác rất xúc động biết tin ngày mùng 4 Tết Nguyên đán vừa qua, khi nhặt được ví tiền hơn 40 triệu đồng, các cháu đã đem đến cơ quan công an nhờ tìm, trả lại người mất. Bác nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi tinh thần trung thực của các cháu. ”

Qua đó, Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh Sóc Trăng và ngành giáo dục tỉnh này kịp thời xem xét, có hình thức khen thưởng xứng đáng và quan tâm tạo điều kiện cho các cháu tiếp tục được học tập, rèn luyện và để những hành động tốt đẹp này lan tỏa trong xã hội.

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?