Câu chuyện cảm động về tấm lòng bác sĩ

Sự tận tâm của y, bác sĩ trong một buổi khám chữa bệnh.
Sự tận tâm của y, bác sĩ trong một buổi khám chữa bệnh.
(PLVN) - Thời gian qua, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc vận động “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và đã ghi nhận được nhiều ý kiến đóng góp. PLVN xin giới thiệu một bài viết về chủ đề này.

Bản thân tôi thấy rằng, trên con đường chúng ta đang đi, tất nhiên khó tránh khỏi một vài hạt sạn hoặc những điểm sáng nhạt nhòa. Ngành Y cũng như vậy. Nhưng không phải vì thế mà làm lu mờ hình ảnh của biết bao thầy thuốc luôn ngày đêm cống hiến vì sức khỏe nhân dân.  

“Phép màu” cho sản phụ mắc ung thư

Tôi xin chia sẻ một câu chuyện để thấy rằng, nhân viên y tế tuy phải chịu nhiều áp lực từ công việc nhưng họ vẫn có một trái tim ấm áp, thấu hiểu và chia sẻ cùng nỗi đau của người bệnh. Câu chuyện này là những gì tôi nghe được từ chính tâm sự của gia đình người bệnh.

Chị được gia đình đưa đến khám bệnh tại Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP HCM sau một thời gian dài chịu đựng ở quê nhà. Chị có thai tám tháng, sức khỏe không tốt, thường xuyên không ăn được nhưng cứ nghĩ là bị ốm nghén. Kết quả kiểm tra cho thấy chị mắc ung thư. Do đang mang thai nên việc điều trị rất khó khăn.

Nghe tin, chị suy sụp. Chồng chị là công nhân, chị làm giáo viên, niềm vui có con là động lực để cả hai cùng cố gắng. Thế nhưng giờ lại thêm căn bệnh ung thư quái ác, anh chị không biết lấy đâu ra tiền chữa trị.

Bác sĩ khuyên chị cần giữ sức khỏe, tinh thần cũng cần tích cực để không ảnh hưởng thai nhi. Những ngày nằm viện, điều dưỡng chăm sóc chị tận tình. Mọi người trong Khoa điều trị đều giúp đỡ. Chính điều ấy phần nào giúp chị có thêm động lực. Sức khỏe chị dần tốt hơn để chuẩn bị cho cuộc đại phẫu sinh tử, giúp con chị chào đời và giúp chị cắt bỏ khối u.

Tuy nhiên, gánh nặng tài chính oằn lên vai người chồng, chi phí dành dụm để đón con đầu lòng giờ đã tiêu pha hết vào việc chữa trị. Trong cơn túng bấn, chồng chị liều mình đến gặp bác sĩ cầu mong được cứu giúp dù anh nghĩ, sẽ không có “phép màu”... 

Anh đã vỡ òa hạnh phúc khi bác sĩ đồng ý tìm cách giúp và khuyên anh cần tập trung chăm lo sức khỏe cho chị, động viên tinh thần chị trước khi bước vào đại phẫu. Những việc khác BV sẽ xem xét và tạo điều kiện cho gia đình. Cuộc trò chuyện đó giúp anh vững tin.

Thật ra, từ khi vợ anh vào BV, biết được hoàn cảnh khó khăn và bệnh tình ngặt nghèo của chị, Khoa đã kết hợp với phòng Công tác xã hội của BV vận động nguồn tài trợ giúp chị điều trị bệnh. Hoạt động này, BV vẫn thường xuyên thực hiện để hỗ trợ cho những người bệnh quá khó khăn.

Vậy nên, đó không phải là phép nhiệm màu, cũng không là sự ngẫu nhiên. Đó là sự nỗ lực không ngừng, sự cống hiến âm thầm của nhân viên y tế, không chỉ là nâng cao chất lượng điều trị mà còn chú trọng vào việc quan tâm, động viên, thấu hiểu và giúp đỡ bệnh nhân.

Con đã sinh ra trong tình thương bao la

Những ngày trước phẫu thuật, anh chị đều căng thẳng và lo lắng, không biết kết quả phẫu thuật thế nào, con có mạnh khỏe chào đời, bệnh tình của chị có thuyên giảm? Cạnh đó là nỗi lo về gánh nặng viện phí, dù rằng bác sĩ và nhân viên y tế vẫn chăm sóc cho chị mà chưa yêu cầu nộp thêm khoản nào. 

Bác sĩ vẫn đến thăm khám mỗi ngày, trao đổi với gia đình các giải pháp để chọn ra phương pháp điều trị tốt nhất cho chị. Nhân viên y tế động viên tinh thần chị, kể cho chị nghe nhiều trường hợp khó khăn hơn nhưng người bệnh đã vượt qua. Tất cả những điều đó giúp chị thêm niềm hi vọng. 

Rồi ngày quan trọng đến, ca phẫu thuật thành công. Chị loại bỏ được khối ung thư ra khỏi cơ thể, sức khỏe chị tốt hơn. Con của chị cũng chào đời. Bé sinh thiếu tháng nên yếu, phải được chăm sóc riêng theo chế độ đặc biệt.

Thật không nói nên lời khi lần đầu mẹ con gặp nhau. Giây phút ấy thiêng liêng lắm, chị ôm con vào lòng. Cả anh chị mắt ướt nhạt nhòa vì không tin rằng con chào đời khỏe mạnh và anh vẫn còn có vợ con bên cạnh.

Niềm vui nối tiếp niềm vui khi BV thông báo toàn bộ chi phí điều trị của chị đã được thanh toán bởi nguồn tài trợ của người hảo tâm. Số tiền vận động được nhiều hơn dự kiến và đủ cho cả việc thăm khám, chăm sóc đặc biệt cho bé từ lúc sinh cho đến khi bé khỏe có thể về cùng gia đình. Số dư còn lại cũng tạo được một sổ tiết kiệm nhỏ, gửi tặng cho gia đình để giúp anh chị có thể chăm sóc bé tốt hơn. 

Ngày xuất viện, anh chị bế con trên tay, lưu luyến cám ơn bác sĩ và mọi người đã tận tình giúp đỡ gia đình. Chị không những được điều trị về chuyên môn mà còn được chăm sóc, động viên về tinh thần, giúp chị thêm nghị lực để chống chọi với bệnh tật, để con chị ra đời trong vòng tay ấm áp của ba mẹ…

Thời điểm tôi tiếp xúc với anh để nghe anh tâm sự về hành trình gian nan điều trị bệnh cho vợ thì chị không còn nữa. Chị đã dũng cảm chống chọi với bệnh tật, tuy nhiên căn bệnh ung thư giai đoạn cuối không chừa một ai.

Chị ra đi nhẹ nhàng vì con chị vẫn mạnh khỏe, bé vẫn còn có ba, có gia đình. Gia đình anh chị luôn biết ơn bác sĩ, nhân viên y tế và những mạnh thường quân đã giúp hồi sinh chị, giúp con chị có mặt trên cõi đời để tiếp tục trong hành trình luân hồi của tình nhân ái.

Điều tốt đẹp luôn lên ngôi

Còn biết bao nhiêu câu chuyện đẹp như vậy trong môi trường khám chữa bệnh. Tôi mong rằng những hình ảnh này càng được nhân lên gấp bội, xóa dần đi những bức xúc của người dân về lĩnh vực y tế, về bệnh viện. Đâu đấy vẫn còn tình trạng lộn xộn, thiếu trách nhiệm, thái độ phân biệt, thờ ơ của nhân viên y tế với bệnh nhân nhưng tôi tin, điều tốt đẹp sẽ được lên ngôi. 

Chúng ta phải nhìn nhận, đội ngũ nhân viên y tế muốn làm vừa lòng tất cả là điều không thể, bởi tình trạng khám chữa bệnh đang ngày càng quá tải, họ đang phải “gồng mình” với công việc. Chính họ cũng là nạn nhân, bị áp lực, stress với chính nghề nghiệp của mình và định kiến của xã hội. Họ cũng cần lắm sự chia sẻ từ phía người bệnh, từ người dân. 

Nói như thế, không có nghĩa là chúng ta buông xuôi, mỗi cá nhân nỗ lực hơn một chút để chuyển mình, chắc chắn sẽ kéo theo guồng máy vận động. Chúng ta cần phải xác định việc nâng cao y đức là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài. 

Trong đó, cuộc vận động “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” chính là một trong những cú hích, sẽ giúp chúng ta có ý thức trách nhiệm hơn với nghề nghiệp cao quý của mình.

Tôi tin, những nỗ lực của ngành y tế sẽ mang lại sự hài lòng của người bệnh và niềm tin của nhân dân. Đội ngũ, nhân viên y tế vì thế sẽ như lời Bác dạy “Lương y như từ mẫu”. 

Đọc thêm

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.