Cắt vú sau 10 năm tiêm silicon

(PLO) - Nữ bệnh nhân 47 tuổi vừa được các bác sĩ Bệnh viện Trưng Vương (TP HCM) phẫu thuật cắt trọn tuyến vú hai bên, lấy các u silicon ra ngoài.

Năm 2007, người phụ nữ quê Kiên Giang tiêm silicon lỏng vào mặt và hai ngực. Cả 6 lần tiêm đều do một người phụ nữ chích dạo thực hiện. Sau tiêm chị thấy khuôn mặt đầy đặn, ngực đẹp hơn. Cách đây 6 tháng, bệnh nhân bắt đầu đau hai bên ngực liên tục, kéo dài. Chị đi khám và uống thuốc nhiều nơi vẫn không hết.

Bác sĩ Phạm Trịnh Quốc Khanh, Trưởng Khoa Phỏng Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Trưng Vương cho biết bệnh nhân đến viện ngày 22/9, kết quả khám ghi nhận khối cứng chắc ở hai má. Vùng ngực có nhiều khối u chắc, kích thước đa dạng và rải rác khắp tuyến vú hai bên. CT Scan cho thấy nhiều nốt cản quang nằm rải rác ở mô mỡ và mô tuyến vú.

Kết quả CT Scan.

Kết quả CT Scan.

Bệnh nhân được phẫu thuật cắt trọn mô tuyến vú hai bên vào ngày 23/9. Kết quả giải phẫu ghi nhận mô mỡ, mô tuyến vú hai bên có nhiều u silicon, nặng khoảng 500 g. Ngoài ra có vài u nhỏ kích thước khoảng 5 mm cứng chắc, màu đen xám hai bên vú. 3 ngày sau mổ, bệnh nhân hồi phục tốt, vết mổ khô và tái khám theo dõi định kỳ.

Theo bác sĩ Khanh, biến chứng thường gặp của bơm silicon là gây viêm tấy vùng bơm, sau đó vón cục, biến dạng, gây viêm kéo dài, không thể nào giảm đau mà chỉ có thể lấy bỏ. Hầu như mỗi tuần bệnh viện đều có những trường hợp nhập viện do biến chứng silicon. Có những ca tử vong sau bơm silicon do biến chứng tắc mạch. Nhiều người bơm vào mũi, ngực bị hoại tử, biến dạng phải phẫu thuật, chỉnh sửa hàng chục lần.

Silicon đã bị cấm dùng trong lĩnh vực y tế từ thập niên 90. Hiện chỉ có silicon công nghiệp nên biến chứng càng nặng nề hơn. Các bác sĩ khuyến cáo nếu quyết định tiêm chất gì vào người để làm đẹp cần tìm hiểu đó là gì, độ an toàn, hiệu quả mang lại. Khi có nhu cầu làm đẹp, cần đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được tư vấn chọn lựa phương pháp hiệu quả, an toàn.

Đọc thêm

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.