Cấp thiết bảo vệ Đồng bằng sông Cửu Long trước hạn hán, xâm nhập mặn

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ phát biểu tại Hội thảo.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ phát biểu tại Hội thảo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 15/5, tại TP Cần Thơ, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp UBND TP Cần Thơ và Viện Nghiên cứu - Phát triển Kinh tế tuần hoàn (Đại học Quốc gia TP HCM) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục tiêu bàn giải pháp giúp ĐBSCL ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn.

Phát biểu tại Hội thảo, Bí thư Thành uỷ Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu cho biết, thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành đã dành sự quan tâm lớn, có nhiều chủ trương, chính sách để tháo gỡ khó khăn và phát huy thế mạnh, tiềm năng của vùng. Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo đó, việc triển khai thực hiện nghị quyết này trong những năm qua đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần hóa giải được nhiều thách thức trong sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan, nước biển dâng, nguồn nước ngầm suy giảm và sự hình thành nhiều đập thủy điện ở khu vực thượng nguồn sông Mekong khiến vùng ĐBSCL đối mặt với sụt lún, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước sản xuất - sinh hoạt ngày càng nghiêm trọng.

“Thời gian qua, chúng tôi luôn trăn trở trước những thiệt hại, hậu quả nặng nề do biến đổi khí hậu gây ra với địa phương và cả vùng. Tại Hội thảo hôm nay, tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến góp ý, hiến kế tâm huyết, chia sẻ kinh nghiệm, qua đó chung tay cùng địa phương tìm ra giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu”, Bí thư Thành Ủy Cần Thơ nhấn mạnh.

Đối với vấn đề này, ông Tăng Hữu Phong - Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải nêu rõ, hậu quả và hệ luỵ của biến đổi khí hậu là rất nặng nề, tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Trong đó, không chỉ gây thiệt hại lớn về tài sản, kinh tế mà còn đe dọa đến sự an toàn, tính mạng của hàng triệu người dân miền Tây, cũng như tạo ra nguy cơ mất an ninh lương thực quốc gia và toàn cầu.

Cần sớm có giải pháp để tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn không còn là nỗi ám ảnh của người dân vùng ĐBSCL. (Ảnh: VGP)

Cần sớm có giải pháp để tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn không còn là nỗi ám ảnh của người dân vùng ĐBSCL. (Ảnh: VGP)

Tham luận tại Hội thảo, PGS.TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia TP HCM, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa 14 cho biết, yếu tố con người tại chỗ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Bởi, cần xem lại chúng ta đã đối xử với môi trường như thế nào, để rồi dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán, sụp lún, thiếu nước như hiện nay.

Theo PGS.TS Phan Thanh Bình, hiện vấn đề sụp lún, xâm nhập mặn và thiếu nước ngọt phải chăng xuất phát từ việc khai thác cát, khai thác nước ngầm. Hay việc ô nhiễm môi trường dẫn đến biến đổi khí hậu là do chưa có giải pháp kiểm soát hiệu quả lượng phát thải từ sản xuất kinh doanh, sinh hoạt ra môi trường. Vì vậy, để tìm ra giải pháp căn cơ, thuận thiên để bảo vệ ĐBSCL trước biến đổi khí hậu thì cần xác định rõ nguyên nhân của vấn đề. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của người dân, trong việc bảo vệ môi trường, sử dụng tối ưu nguồn nước và giảm lượng phát thải trong sinh hoạt, sản xuất canh tác ra môi trường.

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu, chuyên gia đã thảo luận và đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn. Điển hình như: Đề xuất xây dựng các công trình hồ chứa nước lũ, vật dụng chứa nước mưa; xây dựng nhà máy xử lý nước mặn thành nước ngọt; hạn chế khai thác nước ngầm, bổ cập nhân tạo nước dưới đất; tiết kiệm nước, sử dụng nước tuần hoàn; nghiên cứu sử dụng vật liệu thay thế cho cát nhằm giảm lượng phát thải ra môi trường, nhằm hạn chế sụp lún do khai thác cát sông…

Tin cùng chuyên mục

Nghi thức trước khi trận đấu bắt đầu được thực hiện rất chuyên nghiệp và bài bản

Giải bóng đá nữ dân tộc thiểu số Quảng Ninh lần đầu tiên được tổ chức tại Bình Liêu

(PLVN) -  Đây là giải đấu lần đầu được Sở VH-TT phối hợp với UBND huyện Bình Liêu tổ chức nhân dịp lễ hội Mùa vàng Bình Liêu 2024. Trong trang phục đặc trưng của dân tộc mình, các cô gái sẽ ra sân tranh tài tại Giải bóng đá nữ dân tộc thiểu số Quảng Ninh 2024 – Cúp Hà Lan, dự kiến sẽ được tổ chức cuối tháng 10/2024.

Đọc thêm

Vinh danh 16 công dân tiêu biểu ở TP Hải Dương

Vinh danh 16 công dân tiêu biểu ở TP Hải Dương
(PLVN) - Ngày 17/10, TP Hải Dương (tỉnh Hải Dương) tổ chức hội nghị vinh danh “Công dân tiêu biểu”, biểu dương “Người Thành Đông - Nói lời hay, hành động đẹp” và trao giải các cuộc thi sáng tác nghệ thuật kỷ niệm 220 năm khởi lập Thành Đông (1804-2024), 70 năm ngày giải phóng TP Hải Dương (30/10/1954 – 30/10/2024).

Đắk Nông khuyến khích cán bộ đổi mới sáng tạo

Viên chức Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông tiếp nhận hồ sơ của người dân. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Nông.
(PLVN) - UBND tỉnh Đắk Nông khuyến khích, bảo vệ cán bộ, công chức, viên chức dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.

Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao

Huyện Yên Lạc quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu ,nhiệm vụ được giao
(PLVN) - Phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Vĩnh Phúc giao năm 2024, BTV Huyện ủy Yên Lạc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm đưa Yên Lạc trở thành đô thị loại V theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX đề ra.

Nỗ lực nâng cao độ che phủ bảo hiểm y tế ở xã nông thôn mới

Người dân xã Huy Hạ đi khám bệnh bằng BHYT.
(PLVN) - Huy Hạ là xã nông thôn mới (NTM) của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, điều đó đồng nghĩa với việc người dân trong xã không còn được Nhà nước hỗ trợ mua bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí như trước. Để nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã đã động triển khai các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT.