Cập nhật tình hình sức khỏe các bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam

Trung tâm Quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị Covid-19 kết nối với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Trung tâm Quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị Covid-19 kết nối với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
(PLVN) - Phần lớn bệnh nhân Covid-19 đang trong tình trạng sức khỏe diễn tiến tốt; Việt Nam kiên trì giải pháp phát hiện sớm để khoanh vùng, cách ly, giảm tối đa lây lan ra cộng đồng… Đó là những tín hiệu mừng liên quan đến diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam.

Chưa bệnh nhân nào phải thở máy

Ngày 12/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, đến nay chưa có bệnh nhân nào dương tính với virus SARS-CoV-2 (nCoV) phải thở máy, chưa có bệnh nhân phải thở hỗ trợ các biện pháp thở xâm lấn. Có những bệnh nhân phải thở ôxy, có những bệnh nhân có biểu hiện viêm phổi nhưng các bác sĩ ở các bệnh viện cũng đã kiểm soát được tình hình. Phần lớn bệnh nhân đang trong tình trạng diễn tiến tốt.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn, đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh do Covid-19. Tất cả những thuốc điều trị hỗ trợ như kháng sinh, các thuốc nâng đỡ, Bộ Y tế cung cấp cho các bệnh viện theo chương trình phòng chống dịch đầy đủ.

Hiện các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 sức khỏe ổn định, không ai tiến triển nặng. Riêng bệnh nhân 17 đã hết sốt được 3 ngày, sức khỏe ổn định, tâm lý đã ổn định rất nhiều.

Việt Nam gần như kiểm soát được tương đối chặt chẽ tất cả các trường hợp nghi ngờ, có những biện pháp cách ly các đối tượng từ F0 - người bị nhiễm cho đến các đối tượng tiếp xúc gần, tiếp xúc F2, F3. “Đến nay, chúng tôi đánh giá khả năng làm chủ tình hình, kiểm soát tình hình của ngành Y tế nói riêng, của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh  có hiệu quả”, Thứ trưởng Sơn nói rõ.

Trước đó, ngày 11/3, tại Trung tâm Quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị Covid-19, Bộ Y tế đã họp trực tuyến hội chẩn các bệnh nhân tại các điểm cầu như: Bộ Y tế, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Thứ trưởng Y tế, thông qua buổi hội chẩn trực tiếp, tất cả các báo cáo, xét nghiệm đều được đưa lên rất rõ ràng nhằm trao đổi thông tin, cập nhật các phác đồ điều trị mới, cũng như hội chẩn những trường hợp khó tại các cơ sở y tế. Qua đó, các chuyên gia có thể có những ý kiến để tư vấn hỗ trợ các đơn vị trong vấn đề điều trị tốt hơn.  

Không thể tạo miễn dịch cộng đồng

Về giải pháp phòng, chống dịch bệnh, tại Hội nghị về phòng, chống Covid-19 do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chiều 11/3, ông Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh: Thời gian tới sẽ có thêm những ca bệnh mới, nhưng Việt Nam kiên trì giải pháp phát hiện sớm để khoanh vùng, cách ly, giảm tối đa lây lan ra cộng đồng.

Theo ông, để phòng chống bệnh truyền nhiễm, các biện pháp khoanh vùng dập dịch, cách ly "luôn đúng trong mọi tình huống" và nếu làm chậm quá trình phát tán của virus là thành công.

Vẫn lời Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, nếu áp dụng biện pháp để nCoV lây lan tự nhiên, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng thì "hậu quả khủng khiếp sẽ xảy ra" khi có hàng triệu người mắc bệnh, hệ thống y tế không thể đáp ứng được.

Ông phân tích, ở phương Tây có nhiều viện dưỡng lão cho người già, nhưng tại Việt Nam, người già thường chung sống trong gia đình nhiều thế hệ với con cháu. Vì vậy, nếu áp dụng biện pháp tạo miễn dịch cộng đồng thì không thể ngăn virus lây lan với người già và hệ thống y tế không đủ khả năng điều trị.

Hiện Việt Nam đang áp dụng nhiều biện pháp cách ly với những trường hợp khác nhau. Cụ thể, cách ly tại cơ sở y tế dành cho người bệnh, người thân trong gia đình bệnh nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp. Cách ly tại nhà đối với người tiếp xúc gián tiếp (F2). Cách ly tập trung tại cơ sở quân đội người đến từ hoặc đi qua vùng dịch về Việt Nam.

Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đến Bình Thuận hỗ trợ

Ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ Y tế về 4 ca bệnh mới mắc Covid–19 tại Bình Thuận, nhiều kế hoạch phản ứng nhanh đã được Bộ Y tế kích hoạt. Tối 11/3, nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế - Phó trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và PGS. TS Lương Ngọc Khuê, Phó trưởng Tiểu ban điều trị, đội phản ứng nhanh phòng chống dịch Covid-19 của Bệnh viện Chợ Rẫy đã tức tốc lên đường.

Ngay khi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận rạng sáng 12/3, Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy đã trao đổi sơ bộ, như hội chẩn về tình trạng sức khỏe của các bệnh nhân, các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn. Đoàn bác sĩ sẽ tiếp tục phối hợp cùng bệnh viện địa phương theo dõi và triển khai một số kế hoạch đề ra và chỉ quay về Bệnh viện Chợ Rẫy khi công việc tại Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận đã hoàn tất. T.Uyên

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.