Cập nhật mới nhất về cấp độ dịch trên cả nước

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo cập nhật đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế cho thấy số xã, phường thuộc 'vùng xanh' đã giảm xuống còn 44,4%; hơn 55% còn lại là các xã, phường thuộc 'vùng vàng', 'vùng cam' và 'vùng đỏ'.

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, số ca mắc mới COVID-19 có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong thời gian gần đây. Tính từ 16h ngày 8/3 đến 16h ngày 9/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 164.596 ca mắc COVID-19 mới tăng 2.161 ca so với ngày trước đó.

Bản tin dịch COVID-19 ngày 9/3 của Bộ Y tế chi biết cả nước ghi nhận 164.596 ca mắc COVID-19, trong đó 106.573 ca cộng đồng; Sở Y tế Nghệ An đăng ký bổ sung 45.896 ca, Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 30.353 F0 và Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 24.318 F0

Cũng theo thông tin của Bộ Y tế, trung bình số ca mắc COVID-19 mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua 141.797 ca/ngày.

Ca bệnh tăng nhanh, theo đó, cấp độ dịch trên quy mô xã, phường tại nhiều địa phương đã có sự thay đổi. Cập nhật đánh giá cấp độ dịch COVID-19 tại địa phương theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ trên Cổng thông tin Bộ Y tế đến ngày 9/3 cho thấy cả cả nước hiện có 4.707 số xã, phường thuộc 'vùng xanh', chiếm 44,4% trong tổng số xã, phường đánh giá; 2.645 xã, phường thuộc 'vùng vàng', chiếm 24.9%; số xã, phường thuộc 'vùng cam' là 2.864 chiếm khoảng 27.0%; số xã, phường thuộc 'vùng đỏ' là 369 chiếm khoảng 3.5%.

Những con số này cho thấy số xã, phường thuộc cấp độ dịch 1- tương đương 'vùng xanh' vẫn chiếm nhiều nhất, tuy nhiên so với khoảng 2 tuần trước thì tỷ lệ xã, phường thuộc 'vùng xanh' trên cả nước đã giảm xuống còn dưới 50%; số xã, phường thuộc cấp độ dịch 2,3 và 4 tương đương 'vùng vàng', 'vùng cam' và 'vùng đỏ' có tỷ lệ gia tăng... Tổng cộng 3 vùng này chiếm khoảng hơn 55% tổng số xã, phường đánh giá.

Tại Hà Nội, địa phương liên tục thời gian qua dẫn đầu cả nước về số ca mắc COVID-19, đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất cập nhật đến 9h ngày 4/3 của thành phố cho thấy, ở quy mô xã, phường, thị trấn, Hà Nội đã có 326 xã phường ở cấp độ 3 (tăng gấp khoảng 4,5 lần so với đánh giá được thông báo ngày 26/2); số xã phường 'vùng xanh' (cấp độ 1) giảm còn 66; 187 xã phường cấp độ 2; chưa có xã phường nào cấp độ 4. Ngày 9/3, Hà Nội ghi nhận 31.365 ca mới.

Hà Nam khuyến cáo người dân không sử dụng thuốc tùy tiện: Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 9/3, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2.372 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có đến 2.357 ca cộng đồng được phát hiện thông qua sàng lọc y tế.

Do số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng ca khiến các cơ sở y tế, nhất là trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều ở trong tình trạng quá tải về số bệnh nhân đến khai báo, đề nghị tư vấn, điều trị.

Theo BS. Lại Xuân Dũng - Phó trưởng Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, khi số bệnh nhân F0 trong cộng đồng tăng cao đã xuất hiện tình trạng người dân do lo lắng thái quá mà tự ý đi tìm mua thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc thuốc không có nguồn gốc xuất xứ về sử dụng. Đáng lo ngại là một số loại thuốc mặc dù đã cấm chỉ định với phụ nữ mang thai, trẻ em nhưng vẫn có người tự ý mua về sử dụng tùy tiện.

Để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, theo BS Dũng trước hết ngành y tế tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng bệnh đối với cán bộ, nhân viên trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố, trạm y tế xã, phường, thị trấn. Mặt khác, tích cực hỗ trợ chẩn đoán, điều trị một số bệnh liên quan tới COVID-19 và hậu COVID-19. Trong quá trình thăm khám, điều trị cho bệnh nhân luôn nhắc nhở, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà về một số phương pháp phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở y tế, gia đình và cộng đồng.

Tỉnh Hải Dương những ngày gần đây số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng. Chỉ tính riêng ngày 9/3, địa phương này có 3.636 bệnh nhân mới ở tất cả các huyện, thị, xã, thành phố.

Cụ thể có 1.460 trường hợp là F1, 732 bệnh nhân ho sốt cộng đồng, 1.221 ca sàng lọc cộng đồng, 200 trường hợp sàng lọc tại cơ sở y tế, 17 bệnh nhân nhân viên y tế và 6 trường hợp về từ các tỉnh khác.

Tại Bắc Ninh, trước số ca mắc tăng cao mỗi ngày, để giảm tải cho y tế cơ sở và giảm nguy cơ lây nhiễm khi tập trung đông người tại các trạm y tế, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh đề nghị các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các xã, phường, thị trấn trên địa bàn phối hợp triển khai và khuyến khích người dân tự làm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2; đồng thời cử lực lượng (cán bộ văn phòng, Đoàn thanh niên, phụ nữ, giáo viên thành viên tổ phòng, chống COVID cộng đồng, các ban, ngành, đoàn thể khác..) phối hợp với trạm y tế giải quyết các thủ tục hành chính cho bệnh nhân F0 như: viết quyết định cách ly, hết cách ly, hướng dẫn F0 khai báo y tế.

TP HCM cũng lên kế hoạch tiếp tục bảo vệ đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao kéo dài đến ngày 31/2/2022. Trong đó UBND TP yêu cầu tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người thuộc nhóm nguy cơ, người sống chung, người cùng gia đình của người thuộc nhóm nguy cơ; đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tổ chức tiêm lưu động tại nhà cho những người không thể di chuyển được, hoàn thành trước ngày 17/3/2022.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.