Cao tốc Chi Lăng – Hữu Nghị: Nan giải bài toán vốn

Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn hiện nay là cao tốc cụt.
Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn hiện nay là cao tốc cụt.
(PLVN) - Dù cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thành phần 1 nhưng thành phần 2 còn khoảng 43km nữa chưa được xây dựng dẫn đến toàn tuyến cao tốc hiện không phát huy hiệu quả kinh tế…

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có công văn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn kiến nghị với Quốc hội hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách trung ương để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với Dự án thành phần 2 đoạn Chi Lăng - Hữu Nghị thuộc cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Trao đổi với PLVN, ông Dương Xuân Hòa, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn cho biết, Đoàn đã nhận được kiến nghị trên của UBND tỉnh Lạng Sơn và đã tổng hợp gửi Quốc hội theo trình tự.

Nhà đầu tư đã góp 424 tỷ đồng

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, thời gian qua, đơn vị này nhận được nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, nhất là nội dung đề nghị đầu tư tiếp đoạn Chi Lăng - Hữu Nghị để kết nối đồng bộ cửa khẩu Hữu Nghị với tuyến cao tốc, tháo gỡ “điểm nghẽn” trên cung đường trọng điểm vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ nội địa sang thị trường Trung Quốc và ngược lại, đồng thời làm cơ sở để triển khai tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (Cao Bằng).

Nội dung này, UBND tỉnh đã có báo cáo cụ thể với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan để xin chủ trương, chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tuy nhiên đến nay chưa có kết quả cụ thể.

Theo văn bản kiến nghị gửi Quốc hội, đoạn đường cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị dài 43,6km là đoạn tuyến cuối cùng nằm trong quy hoạch tổng thể tuyến cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Theo chủ trương đầu tư ban đầu, đoạn tuyến này được sử dụng nguồn vốn vay ADB.

Tuy nhiên, do việc tiếp cận nguồn vốn vay gặp nhiều khó khăn và sẽ làm gia tăng nợ công, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung đoạn tuyến này vào Dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và đồng ý chuyển đổi cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ Bộ Giao thông Vận tải về UBND tỉnh Lạng Sơn từ ngày 8/5/2018. Nhà đầu tư (NĐT) của dự án này là Tập đoàn Đèo Cả.

Về tình hình thực hiện Dự án, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết đã ký kết Hợp đồng và Phụ lục Hợp đồng với NĐT theo quy định, đồng thời Kiểm toán Nhà nước cũng đã xem xét và kết luận các thủ tục pháp lý dự án đảm bảo quy định của pháp luật.

Song song với đó, NĐT đã góp 424 tỷ đồng và thực hiện giải ngân cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), chi phí tư vấn, chi phí quản lý dự án; công tác GPMB đã được triển khai, giao cho NĐT 8,5/43,6km (đạt 20%). Tuy nhiên, hiện nay đang tạm dừng công tác GPMB do chưa thu xếp được nguồn vốn. 

Kiến nghị Trung ương hỗ trợ

Theo tính toán, tổng nguồn vốn tham gia thực hiện đoạn cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị  khoảng 8.310 tỷ đồng. NĐT Đèo Cả cam kết cam kết góp 1.750 tỷ đồng; Ngân hàng BIDV cam kết cho dự án vay 2.000 tỷ đồng; ngân sách địa phương khoảng 1.000 tỷ đồng.

Đối với phần vốn còn lại của ngân sách nhà nước và phần vốn vay còn thiếu, UBND tỉnh Lạng Sơn đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ dự án từ ngân sách trung ương khoảng 2.160 tỷ đồng, đồng thời giao Ngân hàng Nhà nước làm việc, có ý kiến với Ngân hàng Vietinbank và các ngân hàng thương mại khác xem xét, thu xếp phần vốn tín dụng còn thiếu của dự án là khoảng 1.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay các vướng mắc nêu trên chưa được tháo gỡ.

Từ đó, UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương xem xét, cân đối từ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ Dự án cao tốc đoạn Chi Lăng - Hữu Nghị khoảng 2.160 tỷ đồng, bố trí trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 để tham gia vào dự án. Nguồn vốn này để thực hiện chi trả cho các hạng mục công việc như GPMB, các công trình đường gom, hầm chui dân sinh, cầu vượt trực thông...

Theo tìm hiểu, hiện nay lưu lượng xe trên cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn rất thấp do toàn cao tốc chưa được thông tuyến, còn khoảng 30km nữa mới tới TP Lạng Sơn và hơn 43km nữa mới tới cửa khẩu Hữu Nghị. Do vậy, các phương tiện thay vì đi vào đường cao tốc, họ vẫn đi QL1A như trước.

Được biết, Tập đoàn Đèo Cả với vai trò là NĐT dự án cao tốc này cũng đang nỗ lực làm việc với các ngân hàng để tìm kiếm nguồn vốn. Trong khi đó, nhân dân Lạng Sơn tha thiết dự án sớm được hoàn thiện toàn phần, tránh tình trạng cao tốc cụt như bây giờ để thuận tiện giao thương, phát triển kinh tế.

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.