Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Phú Yên: Nhà thầu gặp khó vì mặt bằng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nguyên nhân vướng giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Phú Yên hiện nay chủ yếu do người dân chưa nhận tiền đền bù; một số trường hợp đất do người dân khai hoang chưa đủ thủ tục để bồi thường, đang chờ địa phương xem xét quyết định; đang chờ thực hiện thủ tục di dời hạ tầng kỹ thuật, khu tái định cư, nghĩa trang mới.
Phạm vi mặt bằng bàn giao để tổ chức thi công đại trà chỉ đạt hơn 66% phần mặt bằng đã bàn giao.
Phạm vi mặt bằng bàn giao để tổ chức thi công đại trà chỉ đạt hơn 66% phần mặt bằng đã bàn giao.

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa bàn tỉnh Phú Yên có tổng chiều dài hơn 90km, được triển khai với 2 dự án thành phần, gồm: đoạn thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh dài hơn 42km do Ban Quản lý Dự án 85 (Bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư; dự án thành phần Chí Thạnh - Vân Phong dài hơn 48km do Ban Quản lý Dự án 7 (Bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư.

Đến nay, các địa phương tỉnh Phú Yên đã bàn giao mặt bằng được hơn 76km, đạt gần 85%. Tuy nhiên, phạm vi mặt bằng bàn giao để tổ chức thi công đại trà chỉ được hơn 50km, đạt hơn 66% phần mặt bằng đã bàn giao, hơn 56% toàn bộ dự án.

Gói thầu XL01, các địa phương đã bàn giao hơn 21km nhưng chủ đầu tư tiếp cận triển khai thi công chỉ được hơn 9km.
Gói thầu XL01, các địa phương đã bàn giao hơn 21km nhưng chủ đầu tư tiếp cận triển khai thi công chỉ được hơn 9km.

Chẳng hạn như gói thầu XL01 thuộc dự án thành phần Chí Thạnh - Vân Phong, các địa phương đã bàn giao hơn 21km nhưng chủ đầu tư tiếp cận triển khai thi công chỉ được hơn 9km; gói thầu 12-XL thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh, các địa phương đã bàn giao hơn 18km nhưng chủ đầu tư tiếp cận triển khai thi công chỉ được hơn 15km.

Theo các chủ đầu tư, nguyên nhân vướng giải phóng mặt bằng hiện nay chủ yếu do người dân chưa nhận tiền đền bù; một số trường hợp đất do người dân khai hoang chưa đủ thủ tục để bồi thường, đang chờ địa phương xem xét quyết định; đang chờ thực hiện thủ tục di dời hạ tầng kỹ thuật, khu tái định cư, nghĩa trang mới.

Mặt bằng dự án thành phần Chí Thạnh - Vân Phong không liên tục một phần do chưa di dời mồ mả.
Mặt bằng dự án thành phần Chí Thạnh - Vân Phong không liên tục một phần do chưa di dời mồ mả.

Tổng nhu cầu vật liệu của dự án khoảng 7 triệu m3 đất; 2,1 triệu m3 cát; 2,5 triệu m3 đá. Hiện nay đã xác định được vị trí các mỏ khoáng sản để khai thác, trữ lượng và chất lượng đảm bảo nhu cầu. Tuy nhiên, công suất khai thác không đáp ứng được nhu cầu theo tiến độ thi công; các nhà thầu đang triển khai các thủ tục để xin cấp phép khai thác trực tiếp theo cơ chế đặc thù…

Một số vị trí bãi thải theo quy hoạch nằm trên phạm vi đất trồng hoa màu, đất lúa một vụ… khi nhà thầu thỏa thuận với các chủ sử dụng đất, nhiều hộ không đồng ý hoặc yêu cầu chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng cao hơn giá Nhà nước.

Trong điều kiện khó khăn về mặt bằng nhưng một số nhà thầu thuộc dự án thành phần Chí Thạnh - Vân Phong đã nỗ lực để tổ chức thi công.
Trong điều kiện khó khăn về mặt bằng nhưng một số nhà thầu thuộc dự án thành phần Chí Thạnh - Vân Phong đã nỗ lực để tổ chức thi công.

“Trong điều kiện khó khăn về mặt bằng và vật liệu thi công nhưng vẫn có một số nhà thầu đã nỗ lực để tổ chức thi công. Các nhà thầu đã linh hoạt, sáng tạo để chủ động giải quyết vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng nhằm thi công đạt được khối lượng. Để đảm bảo tiến độ chung cả dự án, chúng tôi cũng đề nghị các đơn vị tiếp tục cố gắng tập trung triển khai thi công những vị trí có mặt bằng sạch. Ban Quản lý Dự án 7 sẽ tiếp tục tìm giải pháp, phối hợp với địa phương để tháo gỡ các khó khăn cho nhà thầu”, đại diện Ban Quản lý Dự án 7 cho biết.

Để giải quyết khó khăn về mặt bằng, Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đã đề nghị các địa phương có dự án đi qua cần linh hoạt trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; phối hợp tốt với các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ phê duyệt phương án giải phóng, thi công khu tái định cư, di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật; khẩn trương chi trả tiền cho các hộ dân bị ảnh hưởng đã bàn giao mặt bằng; phối hợp với các chủ đầu tư và nhà thầu vận động người dân, kịp thời giải quyết các phát sinh vướng mắc để người dân đồng thuận sớm bàn giao mặt bằng triển khai thi công.

Các nhà thầu thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh huy động nhiều máy móc để triển khai thi công.
Các nhà thầu thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh huy động nhiều máy móc để triển khai thi công.

Đối với khó khăn về vật liệu thi công, Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên đã đề nghị các nhà thầu khẩn trương triển khai các thủ tục cần thiết theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; rà soát công suất các mỏ đá, cát, đất đã cấp phép, đang khai thác trên địa bàn cần sử dụng cho dự án. Trường hợp không đáp ứng nhu cầu của dự án, cần kịp thời đề nghị chính quyền địa phương nâng công suất hoặc đưa mỏ mới vào khai thác theo chỉ đạo của Chính phủ.

“Sở cũng đề nghị các nhà thầu khẩn trương làm việc để thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với các khu vực Nhà nước đã giao cho hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp không thỏa thuận được thì kịp thời báo cáo chính quyền địa phương để phối hợp xử lý. Các nhà thầu cũng chủ động làm việc với các chủ đất và chính quyền địa phương để hoàn tất các thủ tục về vị trí đổ thải, đáp ứng nhu cầu đổ thải của dự án”, ông Huỳnh Gia Hoàng - Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Yên cho biết.

 Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật đất đai

(PLVN) -  Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.
Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

Đồng Nai tiến hành tổng kiểm kê đất đai

(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi vừa tổ chức cuộc họp với Sở Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) và các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, đề nghị thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) kiểm kê đất đai để tiến hành tổng kiểm kê đất đai trên toàn địa bàn.
Nhà ở, đất ở tại đô thị TP HCM. Ảnh minh họa

TP HCM cho áp dụng bảng giá đất hiện hành để tính thuế

(PLVN) - UBND TP HCM cho phép các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng Bảng giá đất được ban hành theo Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai trong giai đoạn từ ngày 01/8/2024 cho đến khi ban hành bảng giá đất mới.
Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì hội nghị giải đáp những thắc mắc của các cán bộ ngành tài nguyên của 63 tỉnh, thành và tiếp thu những ý kiến đóng góp của các địa phương để hoàn thiện thể chế.

Các bất cập cần được kịp thời gửi về Bộ TN&MT để nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện thể chế

(PLVN) - Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, các Sở TN&MT khẩn trương tham mưu UBND, HĐND tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương đối với các nội dung đã được giao trong Luật Đất đai năm 2024 để việc triển khai thực hiện pháp luật đất đai được kịp thời và đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Tiến độ xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 của Chính phủ đang ở mức thấp so với đề án đưa ra. (Ảnh minh họa)

Mới có 79 dự án nhà ở xã hội hoàn thành

(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng về tình hình triển khai đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030. Theo đó, từ năm 2021 đến nay, cả nước đã hoàn thành khoảng 40.600 căn nhà ở xã hội, trong đó Bắc Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Tây Ninh, Bình Dương… dẫn đầu cả nước.