Cao tốc Bắc - Nam: Bộ Xây dựng nêu lý do đề xuất Sông Đà vào dự án

Sông Đà được Bộ Xây dựng đề xuất tham gia dự án cao tốc Bắc – Nam
Sông Đà được Bộ Xây dựng đề xuất tham gia dự án cao tốc Bắc – Nam
(PLVN) - Dù kinh doanh kém hiệu quả, nợ hàng chục nghìn tỷ nhưng mới đây, Bộ Xây dựng có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị chỉ định thầu một số gói thầu thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông cho Tổng Công ty Sông Đà.

Cao tốc Bắc – Nam là dự án trọng điểm cấp quốc gia, cần thực hiện cấp bách theo tinh thần của Quốc hội và Chính phủ. Nên chắc chắn đó không phải là “sân chơi” của những nhà thầu “hoàn cảnh”, lại càng không thể là nơi giải quyết công ăn việc làm cho những doanh nghiệp yếu kém.

“Chúng tôi chỉ giới thiệu thôi”

Ngày 5/5/2020, Bộ Xây dựng có Văn bản số 2119 gửi Thủ tướng Chính phủ giới thiệu Tổng Công ty Sông Đà được chỉ định thầu làm một số dự án trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông. Bộ Xây dựng cho rằng, trong quá trình thực hiện các dự án trọng điểm, nhất là thuỷ điện, Tổng Công ty huy động số lượng lao động lớn, đầu tư nhiều thiết bị. Tuy nhiên, sau khi công trình hoàn thành, Tổng Công ty gặp nhiều khó khăn, áp lực để duy trì việc làm, đảm bảo đời sống lao động và thiết bị đã đầu tư. Theo Bộ Xây dựng, khi được chỉ định thầu xây dựng cao tốc Bắc – Nam sẽ phát huy hiệu quả nguồn lực con người, máy móc thiết bị sẵn có và kinh nghiệm của “Tổng” Sông Đà.

Giải thích việc giới thiệu doanh nghiệp này tham gia thi công cao tốc Bắc – Nam, hôm 16/6, ông Nguyễn Phúc Hưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Xây dựng) cho biết, tháng 4/2020, Bộ Xây dựng nhận được văn bản kiến nghị của Tổng Công ty Sông Đà về việc Bộ xem xét có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ cho Sông Đà được tham gia thực hiện một số gói thầu của dự án cao tốc Bắc - Nam, theo hình thức chỉ định thầu. Sau khi xem xét, Bộ Xây dựng đã gửi công văn lên Thủ tướng như nội dung đã nêu trên.

Theo vị đại diện Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Xây dựng), có ba lý do chính để Bộ xin chỉ định thầu có Tổng Công ty Sông Đà. Thứ nhất, Sông Đà đã trải qua 60 năm kinh nghiệm thực hiện các công trình xây dựng, ngoài các công trình thủy điện thì “Tổng” này còn thực hiện nhiều dự án lớn trọng điểm quốc gia về hạ tầng cơ sở, được các chủ đầu tư đánh giá cao. “Như vậy về năng lực, Tổng Sông Đà có thể đáp ứng” - ông Hưởng khẳng định.

Thứ hai, theo ông Hưởng, hiện Tổng Sông Đà có nguồn lực về máy móc, thiết bị lớn, dồi dào. Các chuyên gia, kỹ sư của Sông Đà cũng rất lớn, tay nghề cao. “Không dễ gì các tổng công ty lớn khác có được” - ông Hưởng nói và cho biết đây là một trong những nguyên nhân quan trọng để Bộ xin Thủ tướng được chỉ định thầu cho Sông Đà tại dự án quan trọng này.

Lí do thứ ba là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo chính thức lên Thủ tướng Chính phủ để đề xuất việc chỉ định thầu đối với một số dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông thực hiện theo hình thức đầu tư công. “Sau khi xem xét văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chúng tôi đã giới thiệu lên Thủ tướng Chính phủ để xem xét. Còn việc Sông Đà có được chỉ định thầu hay không thì thẩm quyền thuộc Thủ tướng. Chúng tôi chỉ giới thiệu” - lãnh đạo Vụ Quản lý doanh nghiệp Bộ Xây dựng khẳng định.

Bộ Giao thông dứt khoát không chỉ định thầu

Theo tìm hiểu của PLVN, nợ phải trả của Tổng Công ty Sông Đà tính tới cuối năm 2019 là 11.135 tỷ đồng, bao gồm nợ thuê tài chính là 5.302 tỷ đồng, phải trả khách hàng và phải trả khác là 8.502 tỷ đồng. Ngoài ra, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là khoảng 2,8 lần, xấp xỉ mức báo động rủi ro tài chính - 3 lần.

Tình hình công nợ của Tổng Công ty Sông Đà – công ty mẹ chủ yếu liên quan đến các khoản phải thu và phải trả trong tổ hợp công ty mẹ con và công ty liên kết. Trong đó, nợ phải thu tại Công ty Xi măng Hạ Long khoảng 2.700 tỷ đồng, Công ty Điện Việt Lào hơn 800 tỷ đồng, Công ty Thủy điện Nậm Chiến gần 700 tỷ đồng, Công ty TNHH Điện Xekaman 1 gần 300 tỷ đồng, Công ty Điện Xekaman 3 khoảng 560 tỷ đồng. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, những con số này cho thấy rủi ro tiềm ẩn với doanh nghiệp trong trường hợp các công ty con, công ty liên kết gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán.

Để tìm hiểu rõ hơn về năng lực tài chính cũng như các nguồn lực khác, PLVN đã liên hệ với ông Trần Văn Tuấn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Đà, tuy nhiên vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế xây dựng, cao tốc Bắc – Nam là dự án lớn, được Quốc hội, Chính phủ và toàn dân quan tâm. Dự án tiêu tốn hàng chục ngàn tỷ đồng của Nhà nước, do đó, dự án này cần tìm được nhà thầu uy tín, đủ năng lực tài chính, đáp ứng tốt nhân lực, máy móc... Bởi vậy, không thể với lý do thiếu việc làm cho công nhân mà dự án được giao cho những doanh nghiệp thiếu năng lực.

Trong một diễn biến khác, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, các dự án thuộc cao tốc Bắc – Nam phía Đông sẽ thực hiện đấu thầu rộng rãi, không thực hiện chỉ định thầu như đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đọc thêm

Cần áp thuế VAT với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa, nông nghiệp bền vững

Ảnh minh họa (https://baochinhphu.vn)
(PLVN) - Nghị trường quốc hội đang bàn về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm là quy định thuế VAT đối với phân bón. Nhiều ý kiến cho rằng, cần phải sửa đổi quy định hiện hành, cần áp thuế VAT đối với phân bón để thúc đẩy quá trình nội địa hóa.

Bạc Liêu: Nhân rộng mô hình luân canh tôm - lúa

Từ 2001, Bạc Liêu đã bắt đầu tổ chức sản xuất mô hình tôm - lúa. (Ảnh: Thái Đào)
(PLVN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bạc Liêu vừa phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu” với sự tham gia của nhiều chuyên gia nông nghiệp.

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản

Bổ nhiệm 2 Phó Cục trưởng Cục Thủy sản
(PLVN) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) bổ nhiệm ông Vũ Duyên Hải, Trưởng phòng Khai thác thủy sản và ông Phạm Quang Toản, Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính, giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thủy sản.

Doanh nghiệp Việt Nam tận dụng FTA, bứt phá tăng doanh thu xuất khẩu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, Việt Nam đã thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) và tiếp tục đàm phán các hiệp định mới. Điều này mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp trong nước mở rộng hoạt động xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vietnam Airlines – nâng cánh bay vì quyền bình đẳng giới

Vietnam Airlines cũng đã có nhiều hoạt động để lan tỏa thông điệp vì bình đẳng giới tới xã hội thông qua các hoạt động thiết thực
(PLVN) - Trong hành trình phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), không chỉ có sắc màu của bông sen vàng nổi bật giữa nền xanh, mà màu cam của chuyến bay “tô cam”, màu hồng của chuyến bay “heforshe” đã cho thấy những nỗ lực của Hãng hàng không quốc gia trong công cuộc chung tay kiến thiết một xã hội bình đẳng giới với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, có giá trị lan tỏa mạnh mẽ.

Nữ CEO Phạm Thị Giang: Phụ nữ có quyền theo đuổi ước mơ của riêng mình

Bà Phạm Thị Giang - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đại lý Thuế Việt Luật (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là một phụ nữ thành công, dành nhiều tâm huyết cho công việc nhưng doanh nhân Phạm Thị Giang – Giám đốc Đại lý Thuế Việt Luật - vẫn luôn biết cách vun vén chu đáo cho gia đình. Chị cho rằng phụ nữ hiện đại có quyền theo đuổi ước mơ và luôn ủng hộ họ làm những điều họ cảm thấy hạnh phúc.

longformTìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food

Tìm thấy “bếp nhà mình” ở Caseyai Coffee & Food
(PLVN) - Tôi lạc vào không gian Caseyai Coffee & Food của chị Cao Hồng Vân - nữ doanh nhân đất Mỏ - vào một ngày thu rất đẹp của Hà Nội. Nhưng quả thực, sau cánh cửa, Caseyai lại có sức lôi cuốn lạ kỳ bởi cảm giác yên ả, tĩnh lặng giữa thiên nhiên hoang sơ của đại dương…

Xây dựng hệ sinh thái FTA cho ngành cà phê bền vững: Yêu cầu cấp thiết

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương) phát biểu.
(PLVN) - Việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các FTA cho ngành cà phê đang trở thành yêu cầu cấp thiết để phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ sinh thái này không chỉ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân, góp phần nâng cao vị thế cà phê Việt trên thị trường toàn cầu.