Cao ốc Việt Nam xây dựng có tính đến kháng chấn động đất?

0:00 / 0:00
0:00
Từ thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, dư luận đặt đâu hỏi: Việt Nam có nên rà soát chung cư cũ và cao ốc mới, điều chỉnh lại quy định để giảm thiệt hại, nếu động đất xảy ra?
Cao ốc Việt Nam xây dựng có tính đến kháng chấn động đất?

Hơn 46.000 người ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã thiệt mạng trong trận động đất mạnh 7,8 richter ngày 6/2, hơn 12.000 tòa nhà đã bị phá hủy hoặc hư hại nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do nền đất yếu và kết cấu công trình yếu, không đảm bảo các yêu cầu kháng chấn.

Nhiều ý kiến băn khoăn, các cao ốc ở Việt Nam khi xây dựng đã tính đến các yêu cầu về kháng chấn để ứng phó với động đất?

PV Tri thức và Cuộc sống đã trao đổi với PGS.TS Cao Đình Triều, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa Vật lý ứng dụng; TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam xung quanh vấn đề trên.

Ngôi nhà cao tầng ở Adana, Thổ Nhĩ Kỳ, sụp đổ sau trận động đất. Ảnh Anadolu

Động đất không thể tránh, nhưng có thể giảm nhẹ thiệt hại

Dù Việt Nam ít có nguy cơ xảy ra động đất lớn, nhưng chúng ta có cần những nghiên cứu sâu và thường xuyên đánh giá nguy hiểm để ứng phó?

TS Nguyễn Xuân Anh: Động đất được phân loại theo độ lớn từ 5-6 là động đất trung bình, từ 6-7 là động đất mạnh, từ 7-8 là động đất lớn và từ 8-9 là động đất hủy diệt. Trong lịch sử, Việt Nam cũng có những trận động đất lớn là động đất Điện Biên (năm 1935) với độ lớn 6,75 xảy ra trên đới đứt gãy sông Mã hay trận động đất Tuần Giáo (năm 1983), với độ lớn 6,8 xảy ra trên đới đứt gãy Sơn La. Cho thấy, nước ta động đất không lớn, không mạnh như Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng có những trận động đất mạnh đến gần 7 độ richter xảy ra trong quá khứ.

Tuy nhiên, trước những nguy cơ như vậy, cần phải thực hiện những giải pháp cho hợp lý để đảm bảo an toàn như công trình, nhà cửa... Động đất không thể tránh, nhưng có thể giảm nhẹ thiệt hại khi động đất lớn xảy ra. Trong đó, cần phải duy trì mạng trạm quốc gia quan sát động đất để có số liệu về hoạt động động đất chi tiết nhất có thể.

Đồng thời, cần có chương trình định kỳ vài năm một lần cập nhật về nguy hiểm động đất và đánh giá rủi ro do động đất trên quy mô cả nước, trong đó chi tiết hơn cho các khu vực đô thị, đông dân cư, công trình trọng điểm có khả năng bị ảnh hưởng của động đất. Việc cập nhật này sẽ cung cấp số liệu đầu vào cho các cơ quan quản lý ban hành các quy định, tiêu chuẩn kháng chấn phù hợp cho các công trình xây dựng…

TS Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu

Các tòa nhà cao tầng ở Thổ Nhĩ Kỳ sập đổ cho thấy việc xây dựng “quên” tiêu chuẩn kháng chấn động đất?

PGS.TS Cao Đình Triều: Trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ 7,8 độ richter là rất mạnh. Thổ Nhĩ Kỳ vốn là một trong những quốc gia hoạt động địa chất mạnh nhất thế giới vì nằm trên mảng Anatolian, giữa hai đường đứt gãy lớn. Hầu hết các thành phố hiện đại ở Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là những thành phố nằm trên các đường đứt gãy lớn, đều có các quy định nghiêm ngặt về xây dựng, đảm bảo các tòa nhà không dễ sụp đổ khi động đất.

Tại Istanbul, hầu hết các tòa nhà cao tầng được thiết kế để chống chọi với động đất. Nhưng Gaziantep - thành phố nằm gần tâm của trận động đất sáng 6/2 thì khác. Gaziantep không hiện đại như Istanbul và nhiều tòa chung cư không được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kháng chấn động đất. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều tòa nhà cao tầng đổ sụp.

PGS.TS Cao Đình Triều

Nên xem xét điều chỉnh… để tăng độ an toàn

Nhìn nhận về cao ốc mọc lên “như nấm sau mưa” hiện nay ở Việt Nam, chuyên gia thấy điều gì?

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm: Thực tế các yêu cầu về kháng chấn khi xây dựng công trình, Việt Nam đã triển khai từ lâu. Tất cả các giải pháp kết cấu của các công trình, nhất là công trình cao tầng, nhà cao ốc đều đã có tính toán như việc yêu cầu đảm bảo tối đa là 6 độ richter. Khi kiểm tra, tính toán lại các hệ thống, kết cấu đều đảm bảo yêu cầu này.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, đặc biệt là địa chất luôn có sự thay đổi. Hiện chúng ta đã đảm bảo an toàn ở mức độ động đất thấp. Bây giờ có nên xem xét điều chỉnh lại bằng những quy định mới để tăng độ an toàn hay không? Chúng ta đã xây dựng rất nhiều công trình cao tầng, từ những năm 2000 đến 2005 có khoảng 60 nhà cao tầng nhưng đến nay đã hơn 700 công trình cao tầng. Vậy có nên rà soát lại các chung cư cũ và cả công trình cao tầng mới xây dựng?

Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng là lời cảnh báo, nhưng cũng không nên quá lo lắng bởi trong tính toán công trình cao tầng, chúng ta đã có tính đến điều kiện, khả năng tối đa mà các khu vực như Hà Nội hay các tỉnh đồng bằng… chịu đựng được. Tuy nhiên, do thay đổi dữ dội như thế này, đến lúc phải cân nhắc lại một cách khoa học hơn để đảm bảo an toàn của người dân.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam

Việt Nam nên có Luật về Động đất?

PGS.TS Cao Đình Triều: Việt Nam chưa có luật về động đất nên các quy định chặt chẽ về yếu tố kháng chấn trong xây dựng công trình nói chung và công trình cao tầng hiện còn đang rất rời rạc, chưa có gì chặt chẽ. Các công trình của Nhà nước, công trình cao tầng vẫn có quy định. Thực tế yêu cầu về khoa học là rất cần thiết phải có những quy định chặt chẽ, thậm chí phải tính toán chi tiết. Hiện chúng ta cũng có quy định nhưng chỉ chung chung.

Các nước như Nhật Bản, Đài Loan,Trung Quốc hay Philippin là những nơi thường xuyên có động đất do nằm trên vành đai Tây Thái Bình Dương, nhưng họ có những quy định rất nghiêm ngặt về xây dựng các công trình nhà ở, nhà cao tầng. Các công trình phải đáp ứng được yêu cầu về kháng chấn để ứng phó với động đất. Do vậy dù xảy ra động đất thường xuyên cũng không gây thiệt hại nặng nề về người.

Ví như Trung Quốc quy định rất chặt chẽ vì họ có Luật động đất còn mình chưa có. Việt Nam động đất không mạnh lắm, nhưng thực tế Tây Bắc đã có trận động đất 6,7 độ richter cũng rất mạnh. Khi đó miền núi đa số là nhà gỗ nên sự phá hủy cũng ít. Tuy nhiên, trận động đất của Điện Biên, khi đó đã có nhà 3, 4 tầng, những hình ảnh cho thấy sự phá hủy cũng rất mạnh. Thời gian tới, Việt Nam nên có quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn kháng chấn phù hợp cho các công trình xây dựng để đảm bảo an toàn.

Xin cảm ơn các chuyên gia về cuộc trao đổi trên!

Theo mô hình mới, Vinhomes sẽ xây dựng khối kinh doanh bán lẻ trực tiếp cho khách hàng (tự doanh).

Vinhomes bổ sung mô hình kinh doanh mới

(PLVN) - Ngày 09/01/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes công bố xây dựng bổ sung hệ thống phân phối tự doanh song song với hệ thống đại lý hiện có trên toàn quốc. Công ty cũng tiến hành chiến dịch tuyển dụng nhân viên kinh doanh quy mô lớn, sẵn sàng đón đầu chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường bất động sản.
Ảnh minh họa.

Dự báo năm 2024 giá chung cư tiếp tục tăng

(PLVN) - Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), giá chung cư nội đô dù đã cao nhưng đà tăng vẫn tiếp tục vì lượng cầu lớn trong khi nguồn cung hạn chế. Trong đó, giá bán chung cư sơ cấp tại Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trung bình 3 - 8%, với chung cư cao cấp tăng nhiều nhất. Nguồn cung hạn chế cũng sẽ khiến giá cho thuê căn hộ Hà Nội trong năm 2024 tăng khoảng 5%.
Bên trong căn hộ tại Lancaster Luminaire sở hữu tầm nhìn tầng cao bao quát thành phố Hà Nội.

Lancaster Luminaire sẵn sàng đón cư dân về nhà mới

(PLVN) - Lợi thế về hoàn thiện thi công, sẵn sàng bàn giao, kết hợp với giá trị về vị trí, chất lượng sản phẩm cùng hệ tiện ích nội - ngoại khu đa dạng khiến Lancaster Luminaire trở thành địa chỉ tin cậy để các khách hàng quan tâm “chốt deal” đón Tết 2024 trong căn hộ mới.
ông Đỗ Ngọc Thắng - Giám đốc Kinh doanh Vùng tại OneHousing

Mua nhà cuối năm cần biết những cạm bẫy này

(PLVN) -  Thời điểm cuối năm, giao dịch BĐS thổ cư đang diễn ra sôi động nhất trong năm. Tuy nhiên trong thị trường còn nhiều “vùng xám” cộng với tâm lý chốt giao dịch trước Tết, người mua có thể gặp muôn trùng vây khiến tổn thất về tài chính, rủi ro pháp lý. Giúp khách hàng tránh những rủi ro có thể gặp phải cũng như nhận diện cơ hội đầu tư vào BĐS thổ cư, ông Đỗ Ngọc Thắng - Giám đốc Kinh doanh Vùng tại OneHousing chia sẻ những kinh nghiệm để tránh cạm bẫy mua nhà cuối năm.
Thiết kế như chuyến tàu bên bờ biển của Nam Ô Heritage.

Đô thị biển Tây Bắc Đà Nẵng: Tạo đà từ những dự án tiềm năng

(PLVN) - Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng đã từ lâu thu hút sự quan tâm của giới đầu tư. Nếu như khu vực Đông Nam đã được khai thác tối đa trong hơn 20 năm qua thì vài năm trở lại đây, khu vực Tây Bắc lại đang trở thành “ngôi sao” mới trong danh mục của nhiều nhà đầu tư.
Sức hút khó cưỡng của Mũi Né Summerland

Sức hút khó cưỡng của Mũi Né Summerland

(PLVN) - Sở hữu rất nhiều lợi thế nhờ vị trí đắc địa, pháp lý hoàn thiện đầy đủ, được cấp quyền sở hữu lâu dài, Mũi Né Summerland vẫn luôn duy trì sức nóng và được các nhà đầu tư săn đón kể từ khi ra mắt cho đến nay.
Waterpoint - Dấu ấn đô thị vệ tinh phía Tây TP HCM

Waterpoint - Dấu ấn đô thị vệ tinh phía Tây TP HCM

(PLVN) - Trong xu hướng giãn dân cơ học nhằm giảm tải áp lực cho các đô thị trung tâm, Waterpoint đang ngày càng chứng tỏ vị thế của một điểm đến hoàn hảo khi kết nối thuận tiện, cách trung tâm TP HCM chưa đến 1 giờ lái xe cùng hệ tiện ích đa dạng, thiên nhiên trong lành, thiết lập những chuẩn mực sống mới.
Hình ảnh Waterpoint xưa

Waterpoint – Dấu ấn đô thị mới bên sông Vàm Cỏ Đông

(PLVN) - Waterpoint đã và đang không ngừng hoàn thiện diện mạo của một khu đô thị tích hợp mang tính biểu tượng, thiết lập những chuẩn mực sống mới bên dòng sông Vàm Cỏ Đông.Phát triển bền vững từ tầm nhìn quy hoạch dài hạn
Đại đô thị Hinode Royal Park sở hữu tọa độ vàng đắt giá. Ảnh: WTO

The Wisteria - Phân khu cao tầng đầu tiên của Hinode Royal Park

(PLVN) - Là chương mở đầu cho câu chuyện “Celestia flowers - Kỳ hoa thiên thượng" đại diện cho cụm phân khu cao tầng của Hinode Royal Park, The Wisteria hứa hẹn mang đến những trải nghiệm sống đắt giá với không gian trên cao hòa cùng tuyệt tác kiến trúc độc đáo và thiên nhiên xanh mát.