Cào nhám - nghề huỷ hoại môi trường biển ở Quảng Ninh

Hình ảnh tàu cào nhám trên vùng biển Hòn Miểu, huyện Hải Hà, Quảng Ninh Ảnh: Ngư dân cung cấp
Hình ảnh tàu cào nhám trên vùng biển Hòn Miểu, huyện Hải Hà, Quảng Ninh Ảnh: Ngư dân cung cấp
(PLVN) - Mới xuất hiện hơn một năm trở lại đây trên biển Quảng Ninh nhưng “cào nhám” đã trở thành một nghề “hot”. Tuy nhiên, để mang lại lợi ích cao cho chủ tàu cào, môi trường biển đã và đang bị huỷ hoại nghiêm trọng...

Những "cỗ máy huỷ diệt"

Trung tuần tháng 9/2023, tại vùng biển Hải Hà – Móng Cái, một vùng biển nổi tiếng giàu tài nguyên, H. đón phóng viên lên thuyền của mình. Với người làm nghề lưới đánh bắt ven bờ như H, những chiếc tàu giã cào thực sự là “hung thần”.

H chỉ cho tôi đặc điểm nhận dạng tàu giã cào. Tàu được hàn một bộ khung sắt phía đuôi, chiếc ròng rọc được treo trên thanh ngang để thả hoặc kéo dây lưới. Bộ cào được thiết kế như chiếc bừa trên ruộng, nhưng lưỡi sắt dày hơn. Sau cào là túi lưới, có chiều dài từ 500 - 1.500m, mắt lưới dày từ 5-10cm và có nhiều lớp để “sàng”, “quét” hải sản từ tầng đáy đến mặt nước. Bộ kích điện được dòng xuống phía trước mũi cào. Hải sản bị mắc xung điện, chúng không thể bơi xa, chiếc cào khi đó làm nhiệm vụ đuổi hải sản từ tầng đáy ngoi lên, rồi bị cuốn vào túi lưới.

23h đêm, bầu không khí yên tĩnh tại khu vực hòn Miều, thuộc xã đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà) bị phá vỡ bởi tiếng động cơ tàu kéo ầm ì. Tiếng máy gầm gào to hơn khi tàu thực hiện công việc cày xới đáy biển. Hơn chục con tàu quần thảo trong bán kính chỉ khoảng 2 km2.

Tàu cào nhám như những chiếc "máy bừa" xới tung đáy biển. Ảnh Quang Hà
Tàu cào nhám như những chiếc "máy bừa" xới tung đáy biển. Ảnh Quang Hà

H cho tôi biết: "Đây là đội tàu cào, chuyên cào nhám đến từ tỉnh khác, được "bảo kê" bởi một nhóm người đứng ra thu mua nhám, rồi bán cho chủ hàng miền Trung, cung cấp cho các cơ sở nuôi tôm hùm".

Trước đây, ngư dân Quảng Ninh không để ý đến con nhám, bởi đó là 1 loại sò nhỏ, thường sống dưới lớp bùn cát. Hơn 10 năm trước, nghề cào nhám xuất hiện ở các vùng biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, sau bị các địa phương này cấm vì hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Từ năm 2022, những con tàu cào nhám tìm đến vùng biển Quảng Ninh.

Tàu chuyên cào nhám được trang bị bộ cào chuyên dụng, không có răng như bộ cào khác, túi lưới vẫn bố trí phía sau cùng, mắt lưới nhỏ chỉ khoảng 2cm, vừa đủ để lọc cát và giữ lại con nhám bằng đầu ngón tay bên trong.

H cho thuyền của mình lại gần một chiếc tàu cào và pha đèn pin sang. Các thuyền viên trên tàu vẫn miệt mài làm việc. Có thể họ cho rằng thuyền lưới như H chỉ đến trông chừng lưới bị mắc vào cào làm đứt. Cứ 10-15 phút, tàu cào lại nhấc đáy để thu gom nhám đóng bao.

Đoàn tàu cào cày xới đáy biển về đêm. Video: Quang Hà

Theo H, “thời điểm hiện tại, các chủ hàng thu mua 120.000 đến 140.000 đồng/bao nhám. Mỗi tàu làm 5 - 7 tiếng đồng hồ 1 ca, gặp bãi cũng kiếm được khoảng 15 - 20 triệu đồng”.

Ngoài khu vực hòn Miều, địa bàn khai thác của “nhám tặc” trải dài tới vùng biển Móng Cái. Đi tới đâu, lưỡi cào của họ xới tung bùn cát đến đấy, làm xáo trộn môi trường sinh sản, sinh trưởng của các loài hải sản, ấu trùng dưới đáy biển...

Khó khăn trong xử lý

Trao với phóng viên, Thượng tá Đỗ Thái Bình Vương - Đồn Trưởng đồn Biên phòng Quảng Đức (quản lý gần 50km trên biển thuộc huyện Hải Hà và huyện Đầm Hà) cho biết: "Đội tàu giã cào xuất hiện từ lâu trên vùng biển Quảng Ninh. Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các xã ven biển, cùng các lực lượng khác kiểm tra, bắt giữ các tàu có hành vi khai thác trái phép. Tuy nhiên, thủ đoạn của các tàu này ngày càng tinh vi. Có khi chúng tôi bắt được tại chỗ, các đối tượng liền chặt bỏ bộ cào xuống biển, nhằm xóa dấu vết… Đồn biên phòng tuần tra kiểm soát cả biên giới trên bộ và trên biển, lực lượng mỏng nên chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn".

Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ sản Quảng Ninh thông tin, hoạt động khai thác thủy sản bằng nghề cấm, ngư cụ cấm diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi trên vùng biển Quảng Ninh. Hoạt động của cơ quan chức năng phải công khai và chủ yếu trong giờ hành chính nên đối tượng vi phạm dễ dàng theo dõi, thông báo cho nhau để né tránh, lẩn trốn khiến việc phát hiện và bắt giữ quả tang rất khó khăn.

"Lực lượng kiểm ngư tỉnh Quảng Ninh có 2 tàu tuần tra, chúng tôi nổ máy từ bờ là ngư dân biết và báo nhau tìm cách né tránh. Thậm chí khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng là họ phi tang. Để ngăn chặn tình trạng “cào nhám” chúng tôi phải phối hợp cùng nhiều lực lượng, chính quyền địa phương, Bộ đội Biên Phòng, và lực lượng Kiểm ngư. Khi có chốt liên ngành, tình trạng đánh bắt trái phép đã giảm đi đáng kể, tuy nhiên họ vẫn lén lút đánh bắt khi vắng bóng lực lượng chức năng. Lực lượng liên ngành đã bắt và xử phạt nhiều tàu, nhưng vì lợi nhuận một số tàu vẫn bất chấp", ông Minh nói.

Cũng theo lời ông Minh, thời gian tới, Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ninh cùng các lực lượng chức năng của tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tiếp tục tăng cường tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và có các hành động cụ thể, thiết thực, chung sức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Trước đó ngày 6/9, tại khu vực đảo Hòn Miều – Cái Chiên, huyện Hải Hà, Đoàn Thanh tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh và Chi cục Thuỷ sản Quảng Ninh đã bắt giữ 4 tàu cá của địa phương khác sử dụng cào khung sắt để khai thác nhám. Đoàn đã bàn giao cho UBND huyện để tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Ông Đỗ Đình Minh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Ninh cho biết: Chưa có nghiên cứu chính thức về đặc điểm sinh học, sinh sản và sự phân bố của loài nhám ở vùng biển Việt Nam nói chung hay Quảng Ninh nói riêng. Tuy nhiên theo nghiên cứu, đánh giá sơ bộ, nhám là 1 loại sò có tên khoa học là Gafrarium, tên thường gọi là Sò còm cọp. Đây là loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, có kích thước nhỏ (con trưởng thành chỉ khoảng 2cm), thường sống dưới nền đáy cát, cát pha bùn. Sò còm cọp cũng là loài thức ăn ưa thích cho một số loài thủy sản nuôi như cua, tôm hùm. Vì vậy, trong những năm gần đây, cùng với việc phát triển nghề nuôi tôm hùm, nghề cào nhám/ sò còm cọp cũng phát triển theo nhằm đáp ứng nguồn thức ăn cho các trang trại nuôi.

Link bài gốc Lấy link
null

Tin cùng chuyên mục

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Đọc thêm

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.

Bão số 8 sắp vào biển Đông, 2 cơn bão mới lại 'đe doạ'

Hiện tại ở khu vực phía Đông của Philippines đang có tới 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới đang hoạt động. Ảnh: VNDMS
(PLVN) - Cơn bão TORAJI nhiều khả năng sẽ di chuyển vào biển Đông trong khoảng chiều tối đến đêm 11/11. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện đề nghị loạt Bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó. Hiện khu vực phía Đông của Philippines còn 2 cơn bão, 1 áp thấp nhiệt đới hoạt động...

Ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng động vật hoang dã ở Việt Nam: Pháp luật và ý thức cần song hành

Các hành vi quảng cáo, nuôi nhốt, tàng trữ và buôn bán trái phép cá thể, bộ phận hoặc sản phẩm của gấu đều là vi phạm pháp luật có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
(PLVN) - Nhằm đánh giá và xác định những vấn đề cấp bách cần được ưu tiên để xử lý hiệu quả tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái phép, góp phần bảo vệ các quần thể ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm và từng bước xóa bỏ vai trò của Việt Nam trong mạng lưới buôn bán ĐVHD trái phép toàn cầu, đầu tháng 11/2024, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt tài liệu thường niên “Những hành động cấp bách bảo vệ động vật hoang dã trước nguy cơ tuyệt chủng năm 2024”.

Nỗ lực bảo tồn loài động vật hoang dã trong Sách đỏ Việt Nam

SVW phối hợp với Vườn Quốc gia Cúc Phương tái thả 8 cá thể tê tê Java quý hiếm. (Nguồn: SVW)
(PLVN) - Tại Việt Nam, công tác bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm nói chung và bảo tồn tê tê nói riêng đã và đang được chú trọng hơn trước đây, đạt được nhiều kết quả khích lệ. Trong đó có cả những nỗ lực trong việc tăng cường thể chế, chính sách pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã và khắc phục những “lỗ hổng” pháp lý, nâng cao khung hình phạt.

Bão Yinxing đã đi vào biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 7. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, sáng sớm nay (8/11), bão YINXING đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.