Cảnh sát Hàn Quốc nhận trách nhiệm sau vụ giẫm đạp tại Itaewon, Seoul

Ông Yoon Hee-geun, Tổng ủy viên Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc, tại cuộc họp báo sau vụ giẫm đạp tại Itaewon, ngày 1/11/2022.
Ông Yoon Hee-geun, Tổng ủy viên Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc, tại cuộc họp báo sau vụ giẫm đạp tại Itaewon, ngày 1/11/2022.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cảnh sát Hàn Quốc thừa nhận lực lượng này không lường trước rằng thương vong lớn sẽ xảy ra tại lễ hội Halloween năm nay tại khu Itaewon ở Seoul...

Cảnh sát trưởng Hàn Quốc ngày 1/11 thừa nhận "trách nhiệm lớn lao" vì đã không ngăn chặn được làn sóng đám đông gần đây khiến hơn 150 người thiệt mạng trong lễ hội Halloween ở thủ đô Seoul.

“Tôi cảm thấy có trách nhiệm cực kỳ lớn với tư cách là người đứng đầu một trong các cơ quan chính phủ liên quan”, ông Yoon Hee-geun, Tổng ủy viên Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc, cho biết tại cuộc họp báo sau vụ việc, đồng thời khẳng định: "Cảnh sát sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn thảm kịch tương tự trong tương lai”.

Theo ông Yoon, cuộc điều tra sơ bộ cho thấy trước khi xảy ra thảm kịch đã có rất nhiều cuộc gọi khẩn cấp từ người dân thông báo về nguy cơ đông đúc tiềm ẩn ở Itaewon nhưng các nhân viên nhận được những cuộc gọi đó đã không “trả lời họ một cách thỏa đáng”.

Trươc đây, ông Hong Ki-hyun, người đứng đầu Cục Quản lý Trật tự Công cộng thuộc Cơ quan Cảnh sát Quốc gia, thừa nhận cảnh sát đã không dự đoán trước được thảm kịch có thể xảy ra trong sự kiện Halloween này.

"Chúng tôi đã biết trước rằng sẽ có một lượng lớn người tụ tập đến đó. Tuy nhiên, chúng tôi không ngờ rằng việc này sẽ dẫn tới thương vong quy mô lớn", ông Hong cho biết hôm 31/10.

Số nạn nhân tử vong trong vụ giẫm đạp ở Itaewon đã tăng lên 156 người, trong khi số người bị thương được xác nhận 133 người, với 37 người bị thương nặng.

Số nạn nhân tử vong trong vụ giẫm đạp ở Itaewon đã tăng lên 156 người, trong khi số người bị thương được xác nhận 133 người, với 37 người bị thương nặng.

Cảnh sát Hàn Quốc không có phương án riêng biệt để kiểm soát đám đông trong con hẻm nhỏ, nơi thảm họa xảy ra, ABC đưa tin.

Theo ông Hong, 137 cảnh sát đã được triển khai ở Itaewon vào hôm xảy ra thảm kịch. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, ở đây có 37-90 sĩ quan thường trực.

Bên cạnh đó, cảnh sát cấp cao, ông Nam Goo-joon cho biết hôm 1/10 rằng cảnh sát Hàn Quốc đang xem xét lời khai từ hàng chục nhân chứng và kiểm tra lại dữ liệu từ hơn 50 camera giám sát khu vực xảy ra vụ tai nạn nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến việc đám đông giẫm đạp lên nhau.

Theo AP, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol kêu gọi có các biện pháp an toàn dành cho những dịp tập trung lớn mà không có sự tổ chức.

Số nạn nhân tử vong trong vụ giẫm đạp ở Itaewon đã tăng lên 156 người, trong khi số người bị thương được xác nhận 133 người, với 37 người bị thương nặng. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc xác nhận, trong số các nạn nhân tử vong có 26 người nước ngoài, đến từ 15 quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.