Cảnh sát Canada “khó chịu” khi hỗ trợ FBI dẫn độ “Công chúa Huawei”

Bà Mạnh Vãn Châu rời tòa trong giờ nghỉ trưa, ngày 7/12/2020. Ảnh: Reuters/Jennifer Gauthier
Bà Mạnh Vãn Châu rời tòa trong giờ nghỉ trưa, ngày 7/12/2020. Ảnh: Reuters/Jennifer Gauthier
(PLVN) - Một sĩ quan cảnh sát đóng tại sân bay Vancouver vào ngày Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu 2 năm trước đã ra tòa làm chứng hôm 7/12, nói rằng anh ta thấy mình ở “vị trí rất khó chịu” khi là đầu mối liên lạc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI).

Tiếp theo các buổi kiểm tra chéo nhân chứng như một phần của vụ án dẫn độ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu, Trung sĩ Ross Lundie của Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) cho biết: “Tôi không ở đó để cung cấp thông tin và thay mặt FBI. Tôi ở đó làm việc với tư cách là thành viên RCMP.”

“Hỗ trợ FBI, đây là một vị trí rất khó chịu”, viên cảnh sát này nói thêm.

Lundie từng làm chứng rằng anh ta đã nhận được ít nhất hai cuộc gọi từ các quan chức FBI trong quá trình điều tra và bắt giữ bà Mạnh. Anh ta cũng nói với tòa trong lời khai trước đó rằng Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA) nên được phép tiến hành kiểm tra bà Mạnh trước, mặc dù có đề nghị trái ngược từ trụ sở.

Hôm 7/12, Lundie cũng làm chứng rằng anh ta lo ngại có sự thông đồng giữa CBSA và RCMP dẫn đến việc bắt giữ bà Mạnh. Anh ta cũng nói với tòa án là "hợp lý" khi CBSA bảo mật các thiết bị điện tử của bà Mạnh trong túi đặc biệt trước khi RCMP bắt giữ bà.

Bà Mạnh Vãn Châu bị bắt vào tháng 12/2018 theo yêu cầu của Mỹ, với cáo buộc gian lận vì đã gây hiểu lầm cho ngân hàng HSBC Holdings Plc về các giao dịch kinh doanh của Huawei Technologies Co Ltd tại Iran, khiến ngân hàng này vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Bà đã nói rằng bà vô tội và đang đấu tranh với việc dẫn độ từ Canada – nơi bà bị quản thúc tại gia ở Vancouver – tới Mỹ. Các luật sư của bà lập luận rằng việc dẫn độ bà phải bị bãi bỏ do sự lạm dụng quy trình trong quá trình điều tra và bắt giữ cô ấy, bao gồm cả sự phối hợp không phù hợp giữa các cơ quan chức năng của Mỹ và Canada. Họ cũng lo ngại vụ việc bị chính trị hóa khiến bà không được xét xử công bằng ở Mỹ.

Vụ kiện của bà Mạnh dự kiến kết thúc vào tháng 4/2021.

Một nguồn thạo tin cho biết, hôm thứ Năm tuần trước, các công tố viên Mỹ đang thảo luận một thỏa thuận với luật sư của bà Mạnh để giải quyết các cáo buộc hình sự đối với bà, báo hiệu khả năng kết thúc một vụ án vốn đã căng thẳng giữa Mỹ, Trung Quốc và Canada.

Vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu đã khiến quan hệ ngoại giao giữa Ottawa và Bắc Kinh trở nên lạnh nhạt. Ngay sau khi bà bị bắt, Trung Quốc đã bắt giữ hai người đàn ông Canada - Michael Kovrig và Michael Spavor - với cáo buộc làm gián điệp. Cuối tuần trước, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết việc thả hai người Canada là "ưu tiên hàng đầu" của ông.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.