Cảnh sát bang Missouri mớm cung cho người tâm thần buộc người vô tội bị tù oan

Thành phố Aurora, bang Missouri (Mỹ) nơi xảy ra vụ án oan
Thành phố Aurora, bang Missouri (Mỹ) nơi xảy ra vụ án oan
(PLVN) -Việc sử dụng phân tích ADN trong điều tra đã giúp phanh phui sự thực là một tỉ lệ nhỏ tù nhân tại Mỹ đã bị kết án oan. Đáng chú ý, nhiều trường hợp bị kết án oan được xác định xuất phát từ việc cảnh sát đã sử dụng những kỹ thuật bất hợp pháp và cưỡng ép để nghi phạm thú nhận những hành vi phạm tội mà họ không thực hiện.

Cái chết của cụ bà

19h30 phút ngày 13/4/1986, lính cứu hỏa thành phố Aurora, bang Missouri (Mỹ) được gọi đến ngôi nhà của cụ bà 79 tuổi tên Pauline Martz. Có mặt tại hiện trường, họ thấy ngôi nhà đang bốc cháy ngùn ngụt và phải mất một hồi mới có thể khống chế được hoàn toàn đám cháy. Khi ngọn lửa được dập tắt, các nhân viên cứu hỏa phát hiện thi thể bà Pauline trong đống đổ nát.

Theo kết quả khám nghiệm tử thi, bà Pauline đã tử vong do hít phải khói. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ hiện trường, cảnh sát phát hiện cái chết của nạn nhân hoàn toàn không phải là một vụ tai nạn mà thực chất là một vụ cố ý giết người. Cụ thể, cảnh sát cho rằng ngôi nhà của bà Pauline đã bị đột nhập vào trước khi xảy ra đám cháy còn cụ bà đã bị đánh đập, bị trói và bịt miệng. Kẻ giết người đã cố tình phóng hỏa đốt ngôi nhà để giết bà và phi tang bằng chứng phạm tội.

Ngay lập tức, cảnh sát đã chú ý tới một thanh niên tên Gary Wall bởi họ nói rằng thanh niên này đã biết được nạn nhân đã bị trói và bị đánh đập trước khi thông tin này được cảnh sát công bố. Gary được xác định là một người có vấn đề về sức khỏe tâm thần và phải theo học các lớp giáo dục đặc biệt ở trường trung học của địa phương.

Tuy nhiên, khi bị thẩm vấn, Gary lại khai sở dĩ anh ta biết được những chuyện trên là do một người bạn của anh ta tên Johnny Lee Wilson (SN 1966, khi đó 20 tuổi, sống ở gần nhà nạn nhân) thú nhận đã trói bà Pauline lại vào phóng hỏa đốt cháy ngôi nhà. Bà ngoại của Johnny vẫn thường xuyên qua lại đánh bài với bà Pauline nên anh ta cũng thân thiết với nạn nhân.

Có điều, do cũng có vấn đề về thần kinh nên Johnny chỉ có thể làm được một số công việc lặt vặt và phải sống cùng mẹ và bà ngoại. Anh ta cũng đang theo học một lớp giáo dục đặc biệt ở trường trung học, sau Gary một khóa. Trong 2 cuộc thẩm vấn ban đầu, Johnny khai rằng anh ta không hề hay biết gì về vụ việc. Theo đó, Johnny khẳng định, vào ngày xảy ra vụ giết người, cậu ta đã ngồi chơi với một số người bạn.

Khoảng 19h tối hôm đó, cậu ta cùng bà và mẹ tới bưu điện để gửi một bức thư và khi họ trở về nhà thì đấy nghe thấy những tiếng la hét và phát hiện ngôi nhà của bà Pauline đang bốc cháy nên đã gọi điện báo cứu hỏa.

Truy bằng được bằng chứng

5 ngày sau khi xảy ra vụ việc, cảnh sát đã “dàn cảnh” yêu cầu Johnny tới nhận lại chiếc ví đã bị mất trước đó để đưa thanh niên này từ một rạp chiếu phim ở địa phương tới trụ sở cảnh sát mà không có mẹ hay bà đi cùng. Tại đây, Johnny bị đưa vào một phòng thẩm vấn không có cửa sổ và không có người giám hộ hợp pháp. Ban đầu, Johnny tiếp tục bác bỏ có liên quan đến vụ việc và khăng khăng nói rằng anh ta đang ở với mẹ và bà trước khi xảy ra vụ cháy. Song, sau 3 giờ thẩm vấn liên tục, cảnh sát thông báo Johnny đã thú nhận mình chính là thủ phạm trong vụ sát hại bà Pauline.

Để củng cố thêm các bằng chứng, cảnh sát cũng đã tiến hành khám xét nhà của anh ta. Tại đây, họ phát hiện một chiếc quần lót của phụ nữ trong phòng ngủ của anh ta và cho rằng đây là đồ của bà Pauline. Song, gia đình Johnny đã chứng tỏ được rằng đó là quần của mẹ anh ta chứ không phải của nạn nhân.

Tiếp đó, cảnh sát lại cho rằng một món trang sức được tìm thấy ở bên trong ngôi nhà chính là đồ đã đánh cắp từ nhà của bà Pauline nhưng gia đình Johnny khẳng định đó là đồ của bà ngoại thanh niên này. Cuối cùng, cảnh sát hiện một bình gas gần hết và tuyên bố rằng đó chính là bình gas đã được dùng để kích hoạt đám cháy.

Với lời thú tội của chính nghi phạm và bằng chứng thu được tại nhà anh ta, cảnh sát sau đó đã hoàn tất thủ tục để khởi tố Johnny về tội giết người dù họ không thể tìm được bằng chứng nào cho thấy sự liên can của anh ta tới vụ án tại hiện trường phạm tội.

Sau khi bị truy tố, Johnny được kiểm tra sức khỏe để xác định xem anh ta có đủ năng lực hành vi để ra hầu tòa hay không. Trong quá trình này, hai nhà tâm lý học cho rằng họ nghĩ Johnny không đủ năng lực để hầu tòa nhưng nhà tâm lý do tòa chỉ định lại đưa ra kết luận ngược lại. Do vậy nên phiên tòa được ấn định tiến hành như bình thường.

Tại tòa án sau đó, Johnny khăng khăng rằng mình vô tội. Anh ta nói rằng trong quá trình thẩm vấn, các điều tra viên đã liên tục nói rằng anh ta là thủ phạm, rằng họ có các nhân chứng đã nhìn thấy anh ta tại hiện trường vụ phạm tội. Họ cũng hét lên và tìm cách thẩm vấn liên hồi để khiến anh ta sợ hãi. Với năng lực tâm thần của mình, Johnny không hề biết rằng anh ta hoàn toàn có thể yêu cầu dừng việc thẩm vấn lại. Thay vào đó, anh ta dần mất bình tĩnh và đến khi bị cảnh sát vừa đánh đập vừa dụ cung. Vậy nên sau 3 giờ thẩm vấn, cảnh sát đã có thứ mà họ muốn.

Tại tòa sau đó, theo tư vấn của luật sư, Johnny không tranh luận mà bảo lưu việc khẳng định mình vô tội nhưng cũng thừa nhận cơ quan công tố có bằng chứng phù hợp để buộc tội anh ta nhằm tránh bị kết án tử hình. Với việc này, ngày 30/4/1987, Johnny bị kết án tù chung thân không ân giảm về tội giết người.

Những diễn biến bất ngờ

Sau khi Johnny bị kết án, nhiều người dân địa phương cho biết họ tin rằng thanh niên này vô tội, trong đó có một người tên Warren Ormsby. Warren cho biết, đầu năm 1988, một người họ hàng của anh ta từng bị tống giam tại bang Kansas cho biết trong thời gian ngồi tù, anh ta đã gặp một tù nhân khác tên Chris Brownfield và được anh ta thú hận đã giết chết bà Pauline. 

Tại thời điểm mà người họ hàng của anh Warren nói đến, Chris đang ngồi tù về tội trộm cắp, đánh đập và giết chết một cụ bà tại nhà riêng của nạn nhân ở Kansas. Vụ việc này xảy ra chỉ 16 ngày sau cái chết của nạn nhân Pauline và hiện trường hai vụ việc cách nhau 1 giờ chạy xe. Tháng 2/1988, Chris công khai thừa nhận anh ta cùng một đồng phạm mới là kẻ đã xông vào nhà bà Pauline với ý đồ cướp tài sản và giết bà này. Song, lời thú tội của anh ta lại bị cho là giả dối. Tiếp đó, đến năm 1989, Gary Wall thông báo rút lại những lời khai của anh ta trước kia và khẳng định rằng anh ta không hề nói chuyện với Johnny sau khi bà Pauline bị sát hại, đồng nghĩa với việc Johnny không thể nào thú nhận về hành vi giết người với anh ta như anh ta khai báo lúc trước.

Gary cũng nói rằng chính cảnh sát đã gợi ý tên Johnny là thủ phạm để “mớm” lời anh ta. Gary cũng nói rằng anh ta đã bị cảnh sát “lừa” để đưa ra những thông tin về vụ việc mà anh ta không hề hay biết. Chưa hết, Gary cũng nói rằng cảnh sát đã dọa sẽ tống giam nếu anh ta không khai rằng Johnny đã thú nhận gây ra vụ việc và còn hứa sẽ thưởng nếu anh ta khai ra Johnny.

Các luật sư của Johnny sau đó đã trình bày những bằng chứng về lời khai của Chris, việc Gary rút lại lời khai cũng như những thông tin về năng lực hành vi của Johnny để đề nghị xử lại vụ án. Thẩm phán sau đó đã xóa bỏ tất cả tội danh mà Johnny từng bị buộc tội. Tháng 9/1995, sau khi tiến hành một cuộc điều tra độc lập, Thống đốc Missouri Mel Carnahan đã đi đến kết luận rằng cảnh sát đã mớm cung Johnny và công khai xin lỗi anh. Johnny được phóng thích ít lâu sau đó và đến năm 2003 được nhận bồi thường 615.000 USD vì quãng thời gian ngồi tù oan của mình.

(Còn tiếp) 

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.