Cảnh sát Ấn Độ bắn chết 4 nghi phạm cưỡng hiếp, thiêu sống nữ bác sĩ

(PLVN) - Cảnh sát Ấn Độ đã bắn chết bốn người đàn ông bị tình nghi cưỡng hiếp và giết chết một bác sĩ thú y 27 tuổi ở thành phố Hyderabad, một quan chức cảnh sát nói với Reuters.

Những người đàn ông bị cảnh sát bắt giữ và bị bắn gần hiện trường vụ án tuần trước, N Prakash Reddy, phó cảnh sát trưởng ở Shamshabad, gần thành phố Hyderabad, cho biết.

"Vào buổi sáng, vào khoảng 6h - 6h30, người của chúng tôi đã đến để dựng lại hiện trường vụ án và các bị cáo đã cố gắng cướp vũ khí của họ, dẫn đến vụ đụng độ. Trong đó, cả bốn bị cáo đã chết. Hai cảnh sát đã bị thương", ông Reddy nói.

Cảnh sát Ấn Độ thường xuyên bị buộc tội giết người ngoài tòa án, được gọi là "cuộc giao chiến", đặc biệt trong các cuộc chiến băng đảng ở Mumbai và các cuộc nổi dậy ở Punjab và Kashmir. Các sĩ quan cảnh sát hàng đầu liên quan đến những vụ giết người như vậy được gọi là "chuyên gia giao chiến" và trở thành nhân vật trong một số bộ phim.

Canh sat An Do ban chet 4 nghi pham cuong hiep, thieu song nu bac si hinh anh 1 canh_sat.jpg

Hình ảnh được chụp ngày 6/12 cho thấy sĩ quan V.C. Sajjanar của Sở Cảnh sát Cyberabad và các cảnh sát khác đếnđịa điểm nơi cảnh sát bắn chết bốn người đàn ông bị nghi ngờ cưỡng hiếpmột bác sĩ thú y, tại thành phố Hyderabad, Telangana, Ấn Độ. Ảnh:ANI/Reuters.

Trong tuần qua, hàng nghìn người Ấn Độ đã biểu tình ở một số thành phố sau vụ cưỡng hiếp và giết hại bác sĩ thú y.

Người phụ nữ, người không thể được nêu tên theo luật Ấn Độ, đã rời nhà để đến cuộc hẹn trên chiếc xe máy tay ga của mình và sau đó gọi cho chị gái để nói rằng xe của cô bị thủng lốp. Cô cho biết một tài xế xe tải đã đề nghị giúp đỡ và cô đang đợi gần một trạm thu phí.

Truyền thông địa phương cho biết cô đã bị đưa ra đằng sau hàng xe tải, bị hãm hiếp, bóp cổ và xác chết của cô sau đó bị thiêu ở ngoại ô thành phố Hyderabad. Bốn người đàn ông từ 20 đến 28 tuổi đã bị bắt giữ.

Gia đình cô hoan nghênh tin tức về vụ giết hại các thủ phạm bị cáo buộc.

"Đã 10 ngày kể từ khi con gái tôi qua đời. Tôi bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với cảnh sát và chính phủ cho việc này. Linh hồn con gái giờ đã được yên nghỉ", ANI dẫn lời bố của nạn nhân.

Một số người nói rằng việc thiếu quy trình xét xử không có nghĩa cảnh sát được ban phát công lý.

"Đây không phải công lý tức thì, đây là sự thiếu vắng của công lý. Chúng ta không thể khiến phụ nữ an toàn hơn bằng việc bỏ đi pháp quyền, việc này khó hiểu đến thế sao?", nhà bình luận Ấn Độ Rukmini S. nói trong một đoạn tweet.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.