Cảnh giác với những liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư tự xưng

(PLO) - Những phương pháp “tự xưng” và khuyên dùng “đại trà” có thể kể đến là các loại nấm, tảo, hay vô số thực phẩm chức năng bổ trợ tăng cường hệ miễn dịch.

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư đang được nhiều người Việt Nam tìm kiếm và mong muốn sẽ trở thành cứu cánh cho bệnh nhân giai đoạn cuối. Tuy nhiên, theo TS.BS Phạm Nguyên Quý, bác sĩ nội trú khoa Ung thư nội khoa, Bệnh viện Đại học Kyoto, Nhật Bản, liệu pháp miễn dịch chỉ là tên gọi chung. Thực tế, chúng được chia làm 3 nhóm. Bác sĩ Quý ví von các nhóm này là chính phái, tà giáo và lưng chừng trời.

Nhóm tà giáo

Là những phương pháp miễn dịch “tự xưng” và khuyên dùng “đại trà”. Ta có thể kể từ các loại nấm, tảo, hay vô số thực phẩm chức năng quảng cáo là bổ trợ tăng cường hệ miễn dịch, các phép luyện công kỳ bí hơn như tăng thân nhiệt, tắm tia xạ radon liều thấp ở suối nước nóng (onsen) để tăng sức đề kháng. Thực chất, những phương pháp này không hề có số liệu hay qua kiểm chứng trên người để các bác sĩ khuyên dùng. 

Trong số này, một ví dụ điển hình là vắc xin Maruyama ở Nhật được đề xướng và bắt đầu “thử nghiệm lâm sàng” từ cách đây 40 năm, sử dụng ở trên 350.000 người nhưng vẫn chưa có báo cáo nào. Hiện chúng vẫn còn tiếp tục được bán nhỏ giọt qua đường truyền miệng. Vì những loại điều trị miễn dịch lừa đảo này mà cho tới vài năm gần đây phương pháp miễn dịch chính thống vẫn còn mang tiếng xấu và bị rất nhiều bác sĩ, bệnh nhân hoài nghi.

Nhóm chính phái

Đây là những loại thuốc có bằng chứng rõ ràng cụ thể qua thử nghiệm lâm sàng nghiêm chỉnh như nivolumab, pembrolizumab (kháng PD-1), hay ipilimumab (kháng CTLA-4)…(gọi chung là thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, immune checkpoint inhibitor). Các thuốc này thường đã qua pha 3 của thử nghiệm lâm sàng, được công nhận rộng rãi và có tên trong hướng dẫn điều trị (guidelines) của Mỹ, Nhật, châu Âu, cụ thể ở đúng loại ung thư, đúng giai đoạn bệnh và đúng thời điểm sử dụng (thứ tự phác đồ). Giải Nobel Y học năm nay thật ra dành cho phát kiến liên quan tới những loại thuốc nói trên.

Nhóm chính phái này còn có vắc xin Sipuleucel-T dùng trong ung thư tuyến tiền liệt và một số loại CAR-T cell therapy đặc biệt như Tisagenlecleucel trong ung thư máu cấp tính dòng lympho (ALL) hoặc Axicabtagene ciloleucel trong ung thư lympho tế bào B lớn (large B-cell lymphoma).

Lưu ý, phác đồ chưa cập nhật nên nhiều thuốc chưa có thường quy ở Việt Nam. Những phương pháp như CAR-T cell therapy (điều trị bằng tế bào T) cũng rất đắt tiền và chỉ định ở một số dạng bệnh cụ thể (không phải đại trà) ở nước ngoài.

Nhóm lưng chừng trời

Đây là những phương pháp đang trong thử nghiệm lâm sàng nghiêm túc tại các bệnh viện và trung tâm ung thư chính quy. Vì thử nghiệm có thể ra kết quả thành công hoặc thất bại (so với một mục tiêu cụ thể định trước), nên những phương pháp này không đáng để bị xếp vào nhóm tà giáo, nhưng cũng chưa thể xếp vào nhóm chính phái, vì không có số liệu để khẳng định đã qua hết kỳ sát hạch.

Đọc thêm

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.

'Nếu giá thuốc lá tăng mạnh, tôi đã không nghiện'

Giá thuốc lá tại Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất khu vực, khiến sản phẩm gây nghiện này dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của anh Đinh Đức Hoàng, một người đàn ông đã hút thuốc hơn 20 năm. Với anh và nhiều người khác thói quen này bắt đầu từ sự tò mò tuổi trẻ rồi ngày càng hút nhiều hơn bởi... “giá thuốc rẻ ”. Khi vấn đề tăng thuế được đưa ra lấy ý kiến, chính những người “trong cuộc” ấy thừa nhận: Đó là biện pháp cần thiết để ngăn chặn con đường “nghiện thuốc lá”. Bởi họ hiểu rõ hơn ai hết: “Hút thì dễ, bỏ mới khó và khi thuốc lá còn rẻ, ai cũng có thể nghiện.”

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu

Cảnh báo mạo danh bệnh viện lừa người hiến máu
(PLVN) -  Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM vừa phát cảnh báo về việc kẻ gian mạo danh bệnh viện gọi điện cho người hiến máu với lý do có bất thường, yêu cầu gửi ảnh căn cước công dân và kết bạn Zalo để 'hướng dẫn khám, xét nghiệm'.