Cảnh giác với căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ “tấn công” người lớn

Bệnh nhân được chọc dịch não tủy, phát hiện dịch não tủy bị đục. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân được chọc dịch não tủy, phát hiện dịch não tủy bị đục. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Viêm màng não mủ do vi khuẩn Haemophilus Influenza (HI) hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi nhưng căn nguyên này cũng có thể tấn công người lớn và gây ra những hậu quả nguy hiểm, điều trị phức tạp, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Thông tin từ Bệnh viện E, đơn vị này vừa tiếp nhận và điều trị cho một nam thanh niên (29 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) mắc bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn do vi khuẩn Haemophilus Influenza gây ra.

Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, đau vùng gáy… Qua thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân mắc bệnh của người bệnh. Nghi ngờ đây là một trường hợp viêm màng não, các bác sĩ quyết định chọc dịch não tủy, phát hiện dịch não tủy bị đục, đây là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán bệnh.

Theo người nhà người bệnh, trước đó, người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau họng, chảy nước mũi và đi khám, được chẩn đoán viêm đường hô hấp. Người bệnh đã sử dụng thuốc uống tại nhà nhưng bệnh không có chiều hướng thuyên giảm. Đến ngày thứ 3 của bệnh, người bệnh xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội, sốt cao liên tục đi kèm buồn nôn và được gia đình đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện E.

Sau khi định danh được tên vi khuẩn mà người bệnh mắc phải là viêm màng não nhiễm khuẩn do vi khuẩn Haemophilus Influenza (viết tắt là HI) gây ra, các bác sĩ tiến hành điều trị kháng sinh kịp thời, điều chỉnh kháng sinh theo kháng sinh đồ cho người bệnh. Chỉ sau 3 ngày người bệnh đã hết sốt và sau 5 ngày cơn đau đầu của người bệnh đã được đẩy lùi và sức khỏe dần ổn định sau 14 ngày điều trị.

BS CKII. Đào Văn Cao – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E – cho biết, viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng cấp tính của màng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như virus, vi khuẩn... Do vậy, việc chọc dịch não tủy là cần thiết để giúp các bác sĩ chẩn đoán và định danh chính xác nguyên nhân gây bệnh nhằm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Viêm màng nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở màng não do một số vi khuẩn gây nên, vì vậy việc điều trị kháng sinh kịp thời là rất cần thiết. Viêm màng nhiễm khuẩn ở người lớn tùy theo từng nguyên nhân và cơ địa người bệnh mà mức độ biểu hiện và nguy hiểm khác nhau. Người bệnh nặng có thể xuất hiện lú lẫn, mê sảng hoặc kích thích, co giật thậm chí người bệnh rơi vào trạng thái nguy kịch. Chúng làm tổn thương hệ thần kinh, biến chứng viêm não, áp xe não, thậm chí nguy cơ tử vong hay di chứng như điếc, động kinh....

Đối với người bệnh này, việc điều trị không đơn giản, bởi người bệnh đã có tiền sử viêm màng não cách đây 3 năm và không xác định được căn nhân gây bệnh. Thêm nữa người bệnh mắc bệnh lý viêm xoang mãn tính (từ năm 13 tuổi) là yếu tố nguy cơ khiến các vi khuẩn này có thể từ vị trí tai mũi họng, xoang đi theo đường kế cận vào màng não hoặc đi theo đường máu…Do đó, những người có các bệnh lý nền như tổn thương ở tai, viêm xoang, chấn thương sọ não, suy giảm miễn dịch là những đối tượng có nguy cơ cao với nhiều biến chứng phức tạp.

Viêm màng não có thể xảy ra với bất kể đối tượng nào. Ở người lớn bị viêm màng não thường có triệu chứng điển hình hơn, song đôi khi khó chẩn đoán do dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh lý khác. Ngoài ra, người bệnh có thể tái nhiễm bệnh bất kỳ lúc nào có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Mặc dù đây là bệnh có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh nhưng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn cũng là một khó khăn trong cuộc chiến với bệnh lý này.

Theo các chuyên gia truyền nhiễm, cách phòng bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn do HI quan trọng nhất là tiêm phòng vacxin. Theo khuyến cáo cho tất cả trẻ em đều cần được tiêm chủng vacxin phòng bệnh do Hib gây ra từ lúc 2 tháng tuổi.

Đối với người bệnh có tiền sử mắc viêm màng não nhiễm khuẩn hoặc có các bệnh lý nền dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao thì người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng bất thường như: sốt cao, đi kèm với cơn đau đầu, ù tai, đau vùng gáy và lan đến khớp bả vai, sợ ánh sáng, nôn vọt, co giật... hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa bệnh nhiệt đới để kiểm tra, phát hiện bệnh.

Với những nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của người bệnh, các bác sĩ sẽ có định hướng điều trị hiệu quả nhất.

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.