Cảnh giác nạn “cò mồi” bệnh viện tại Thừa Thiên - Huế

Đoàn thanh tra Sở Y tế kiểm tra lập biên bản vi phạm với bà Hoàng Thị Lệ (Hình: Hải Huế)
Đoàn thanh tra Sở Y tế kiểm tra lập biên bản vi phạm với bà Hoàng Thị Lệ (Hình: Hải Huế)
(PLVN) - Những “cò mồi” thường nhắm vào các bệnh nhân ngoại tỉnh hay vùng nông thôn, dụ dỗ lôi kéo đến các phòng khám tư để hưởng “hoa hồng”.

Mới đây, bà Nguyễn Thị Nhung (57 tuổi, ngụ Quảng Trị) đến khám tại Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược Huế. Khi vừa tới cổng, bà được một người đàn ông đến hỏi và hướng dẫn “dịch vụ khám nhanh” tại một phòng khám tư trên đường Trường Chinh (TP Huế).

Bà Nhung kể: “Sau khi biết tôi bị trật khớp chân, người đàn ông đó nói rằng “đừng vào đây (BV Đại học Y Dược Huế - NV) khám mất nhiều thời gian chờ đợi. Có một phòng khám gần đây vừa làm thủ tục nhanh vừa ít tốn kém”.

Vừa nói anh ta vừa cầm tay kéo tôi đi. Khi đang giằng co thì tôi gặp một số bác sĩ đi vào BV, anh ta vội rời đi. Sau đó tôi được một số người gần đó giải thích đó là một “cò mồi”, dụ dỗ tôi đến phòng khám tư để lấy tiền “hoa hồng””.

PGS Đoàn Phước Thuột, Phó Giám đốc BV Đại học Y Dược Huế cho biết, tình trạng “cò mồi” còn xảy ra ở nhiều BV khác. Lãnh đạo BV đã nắm được thông tin xuất hiện nhiều “cò mồi” đứng trước khu vực cổng, thậm chí lân la các khu vực khám bệnh nhằm mục đích đưa bệnh nhân đến khám bệnh các phòng khám tư nhân để được ăn chia phần trăm, hưởng “hoa hồng” theo thỏa thuận.

“Để cảnh báo, BV thường xuyên tăng cường tuyên truyền đến bệnh nhân và người thân về tình trạng “cò”. BV cũng đã treo biển cảnh báo nội dung “Bệnh nhân và người nhà chú ý: Cảnh giác đối tượng cò mồi đưa bệnh nhân đi nơi khác” ngay lối cổng chính ra vào để bệnh nhân và người nhà dễ nhìn thấy nhằm đề phòng”, ông Thuột nói.

Cũng theo nhiều người làm việc tại khu vực BV Đại học Y Dược Huế thì những người “cò mồi” thường nhắm đến các bệnh nhân ngoại tỉnh hay ở dưới quê lên hoặc những người già rồi tiếp cận để dụ dỗ, lôi kéo đến các phòng khám tư để họ được trích phần trăm cao.

Liên quan vấn đề y tế tại Thừa Thiên – Huế, mới đây, ông  Phan Thùy (ngụ phường Xuân Phú, TP Huế) phản ánh một cơ sở khám, chữa bệnh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản bệnh nhân. Theo trình bày, ngày 24/8/2019, vợ ông bị đau tai nên ông chở đến phòng khám tại đường Lê Thánh Tôn.

Do phòng khám tại đây nghỉ, ông được một người tự nhận là bảo vệ của phòng khám giới thiệu về khám tại phòng khám ở địa chỉ 223 Trần Hưng Đạo. Ông Thùy đưa vợ đến địa chỉ trên và được một người tự nhận là “bác sĩ” Lệ khám, kết luận vợ ông bị bệnh viêm tai giữa. “Bác sĩ” Lệ kê đơn và cho thuốc uống điều trị trong 1 tháng với 12 loại thuốc. Giá khám, tiền thuốc là 3 triệu đồng.

Không yên tâm với việc khám, chữa bệnh tại cơ sở này, ông lên mạng tra tìm và được biết cơ sở này đã từng bị tố cáo lừa đảo. Vì vậy, ông đưa vợ đến khám lại tại phòng khám khác. Tại đây, bác sĩ cho biết vợ ông bị dị vật trong tai và lấy ra nên hết đau. 

Sau khi nhận được đơn, Đoàn Thanh tra Sở Y tế và người tố cáo đã đến kiệt 15 Tố Hữu, phường Phú Hội (nơi bà Lệ hẹn tái khám cho vợ ông Thùy). Tại đây, đoàn đã phát hiện bà Hoàng Thị Lệ (ngụ 46, Hai Bà Trưng, TP Huế) là y sĩ đa khoa, nhân viên phòng khám nha khoa Hà Nội răng hàm mặt (địa chỉ 223 Trần Hưng Đạo) đang khám bệnh và bán thuốc cho vợ ông Thùy.

Đoàn thanh tra đã lập biên bản vi phạm hành chính với bà Lệ; đồng thời yêu cầu bà Lệ trả lại tiền khám, chữa bệnh 3 triệu đồng; lập biên bản thu giữ toàn bộ số thuốc để xử lý theo quy định. Đồng thời, Đoàn thanh tra cũng kết luận tại nhà ở kiệt 15 Tố Hữu, bà Lệ đã tổ chức khám, chữa bệnh mà không có chứng chỉ hành nghề. Cơ sở khám, chữa bệnh này không được cấp có thẩm quyền cấp phép hoạt động.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.