Cảnh giác loại vi khuẩn có khả năng 'đào hang' trong đường hô hấp của trẻ

Thời gian gần đây, Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các bệnh nhi mắc viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae. Ảnh: bachmai.gov.vn
Thời gian gần đây, Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các bệnh nhi mắc viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae. Ảnh: bachmai.gov.vn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian gần đây, Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận các bệnh nhi mắc viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae. Có một số ca biến chứng viêm phổi nặng phải thở oxy và một số ca bị viêm phổi thùy kháng thuốc.

Theo ThS.BS. Đỗ Hoàng Hải, Mycoplasma pneumoniae (M.pneumoniae) là một trong những tác nhân gây bệnh viêm phổi cộng đồng ở trẻ em và cũng có biểu hiện một số bệnh lý ở các cơ quan khác ngoài phổi. M.pneumoniae có thể có biểu hiện nhẹ và có các triệu chứng không đặc hiệu nhưng có thể chiếm tới 20% các ca mắc viêm phổi cộng động, đặc biệt là ở trẻ em.

M.pneumoniae cũng là một trong những yếu tố khởi phát khò khè hoặc cơn hen ở trẻ, cũng như ảnh hướng đến một số cơ quan khác ngoài phổi bao gồm: da, niêm mạc, cơ, khớp, tim và hệ thần kinh trung ương.

"Viêm phổi do Mycoplasma pneumoniae có thể từ từ và bán cấp, trẻ có thể sốt nhẹ sau đó tiến triển thành sốt cao hơn và ho dai dẳng. Thời gian ủ bệnh có thể từ 2-3 tuần. Khởi đầu trẻ có thể có những triệu chứng ở đường hô hấp trên như: ho, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ. Sau đó bệnh có thể tiến triển hoặc gây biến chứng viêm phổi dẫn đến tình trạng sốt cao, ho kéo dài liên tục, khó thở, một số trẻ lớn có thể khởi phát cơn hen cấp tính hoặc có thêm các triệu chứng khác không điển hình như đau đầu, đau cơ, đau ngực,…", bác sĩ Hải cho hay.

Tại Hoa Kỳ, các nhà nghiên cứu ước tính rằng có hơn 2 triệu trường hợp nhiễm M.pneumoniae mỗi năm.

Thời điểm này, tại Trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ mắc M.pneumoniae chiếm 30-40% số bệnh nhân Viêm phổi phải nhập viện điều trị.

Cũng theo bác sĩ Hải, viêm phổi do Mycoplasma gây ra bởi vi khuẩn Mycoplasma pneumonia. Loại viêm phổi này còn được gọi là viêm phổi không điển hình vì các triệu chứng khác với các triệu chứng viêm phổi do vi khuẩn thông thường khác. M. pneumoniae có các protein kết dính có thể gắn vào màng biểu mô, đặc biệt là biểu mô đường hô hấp.

Sau khi bám vào, M. pneumoniae sản xuất hydrogen peroxide hoặc superoxide gây tổn thương tế bào biểu mô và tế bào nhung mao. M.pneumonia có khả năng “đào hang” giữa các lông mao trong biểu mô đường hô hấp, cuối cùng gây bong tróc các biểu mô đường hô hấp. Ho kéo dài do ức chế chuyển động của các tế bào nhung mao.

Mycoplasma pneumonia cũng có thể gây ra các bệnh ngoài phổi và nhiễm trùng đường hô hấp như là: xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, viêm gan cấp tính, thiếu máu tan máu tự miễn, viêm khớp và viêm tủy cắt ngang do sản xuất kháng thể chống lại kháng nguyên glycolipid của Mycoplasma pneumoniae phản ứng chéo với tế bào hồng cầu người và tế bào não theo cơ chế tự miễn.

Nhiễm trùng Mycoplasma pneumoniae phổ biến nhất ở trẻ em thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học, nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Những trẻ sống và học tập trong môi trường đông đúc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vi khuẩn lây truyền từ người này sang người khác qua các giọt nhỏ trong không khí, điều này chỉ xảy ra khi tiếp xúc gần. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất là nên đeo khẩu trang.

Khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm phổi không điển hình nên cho trẻ đi khám chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán chính xác và được điều trị thích hợp.

Chia sẻ về các biến chứng của bệnh, bác sĩ Hải nhấn mạnh, các biến chứng nghiêm trọng thường không phổ biến, nhưng có thể dẫn đến trẻ phải nhập viện và đôi khi tử vong. Các biến chứng bao gồm: Viêm phổi nặng, khởi phát đợt cấp của hen phế quản, viêm não, thiếu máu tan máu, suy thận, hội chứng Stevens-Johnson…

"Bệnh do vi khuẩn Mycoplasma nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh và có thể lây lan rộng ra cộng đồng. Vì vậy nên đi khám bệnh ngay khi có những triệu chứng bất thường như sốt, mệt mỏi, ho dai dẳng tại các cơ sở y tế uy tín", bác sĩ Hải khuyến cáo.

Về phòng ngừa lây nhiễm, hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh M. pneumoniae. Bệnh nhân cần được tư vấn về phòng chống nhiễm trùng và lây nhiễm khi có dịch. Bệnh nhân bị nhiễm M. pneumoniae nên được áp dụng biện pháp phòng ngừa giọt bắn trong toàn bộ thời gian mắc bệnh.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.