Cảnh giác chủ nghĩa khủng bố biến hình cực nguy hiểm

Chủ nghĩa khủng bố đang biến tướng qua nhiều hình thức cực kỳ nguy hiểm. Trong ảnh: La liệt nạn nhân sau vụ khủng bố bằng xe tải ở Pháp
Chủ nghĩa khủng bố đang biến tướng qua nhiều hình thức cực kỳ nguy hiểm. Trong ảnh: La liệt nạn nhân sau vụ khủng bố bằng xe tải ở Pháp
(PLO) - Theo mạng tin Rbc.ru (Nga), thủ phạm gây ra vụ khủng bố ở New York ngày 31/10 vừa qua là một người Uzbekistan được nhận thẻ xanh của Mỹ nhờ quay số thắng visa Diversity VISA Program. 

Giới chuyên gia nhận định, sở dĩ gia tăng số vụ khủng bố có sự tham gia của những đối tượng gốc Trung Á là do cách tiếp cận của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) trong tuyên truyền tuyển mộ. 

Kẽ hở

Sayfullo Khabibulaevich Saipov di cư sang Mỹ năm 2010. Anh ta nhận được quyền nhập cư nhờ chương trình quay số thắng visa Diversity VISA Program. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ngay lập tức chỉ trích chương trình này trên trang Twitter: “Chúng ta tích cực ủng hộ hệ thống cho phép nhập cư theo các tiêu chí phẩm chất, chứ không thể thêm một cuộc quay xổ số nào nữa từ phe dân chủ. Chúng ta cần gắt gao hơn (và thông minh hơn!)”. 

Sáu tháng đầu tiên sau khi đặt chân đến Mỹ, Saipov sống tại Paterson, một quận công nghiệp ở New Jersey, nơi tập trung cộng đồng Hồi giáo đến vài nghìn người. Theo thông tin của một số tờ báo Mỹ, cảnh sát đã tìm thấy trong xe ô tô của Saipov mảnh giấy ghi chú, trong đó viết rằng anh ta thực hiện vụ tấn công “để tôn vinh Nhà nước Hồi giáo”.

Theo thông tin ban đầu, Saipov đã mất nhiều tuần để lên kế hoạch tấn công. Giáo sĩ của Nhà thờ Hồi giáo nơi Saipov đến cầu nguyện, xin được giấu tên, cho báo chí biết ông đã thuyết phục Saipov từ bỏ con đường cực đoan hóa. Tạm thời chưa có xác nhận Saipov có liên hệ trực tiếp với các liên lạc viên của IS, tuy nhiên, giám đốc chương trình của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và An ninh châu Âu Evghenia Gvozdeva lưu ý Saipov đã lặp lại chính xác những chỉ dẫn mà IS phổ biến trên Internet: “Nếu so sánh với tất cả các vụ khủng bố khác có sử dụng ô tô trong nửa năm gần đây, thì vụ khủng bố ở New York là vụ chính xác nhất từ góc độ thực hiện các chỉ dẫn mà IS lan truyền”. 

Mùa thu năm ngoái, tạp chí tuyên truyền chính của IS là “Rumia” từng đăng tải một chỉ dẫn cụ thể về cách thức thực hiện hành động khủng bố bằng xe bán tải hoặc xe tải. Sau đó, tại châu Âu đã xảy ra các vụ tấn công bằng phương tiện vận tải lớn ở Barcelone, Nice, Stockholm, Berlin. Bà Gvozdeva nói: “IS đưa ra những khuyến cáo về lựa chọn xe tải và mục tiêu, cũng như hướng dẫn kẻ thực hiện phải mang trong mình hoặc trong ô tô một thứ giấy tờ gì đó xác nhận kẻ thực hiện khủng bố đã tuyên thệ với IS”. Theo lời bà, loại vũ khí mà Saipov giơ ra cũng là một phần quy định của IS. Việc kẻ khủng bố có vũ khí trong tay làm tăng khả năng hắn sẽ bị tiêu diệt, và như vậy kẻ khủng bố sẽ trở thành kẻ từ vì đạo, một điều rất quan trọng trong hệ tư tưởng IS. 

Nguy hiểm

Kẻ thực hiện vụ khủng bố tại New York, cũng như một số vụ khác trong những năm gần đây, là người gốc Trung Á. Ngày 1/1 năm nay, một người Uzbekistan khác tên là Abdulgadir Masharipov cũng đã xả súng vào một câu lạc bộ ở Istanbul làm 39 người thiệt mạng. Tên này nhập cư bất hợp pháp vào Thổ Nhĩ Kỳ, trước đó đã qua đào tạo tại Afghanistan. Ngày 7/4/2017, cũng một người Uzbekistan khác là Rakhmat Alikov đã đâm xe tải vào một trung tâm thương mại tại Stockholm làm 5 người chết. 

Mùa hè năm 2016 đã xảy ra ba vụ nổ ở sân bay Ataturk của Thổ Nhĩ Kỳ, 36 người chết, gần 150 người bị thương. Trong số 30 người bị bắt giữ có người gốc Dagestan, Kyrgystan và Tajikistan. Tháng 1/2015, báo chí đưa tin ở miền nam nước Pháp đã bắt giữ 5 công dân Nga người vùng Chechnya tuổi từ 24 đến 37, bị tình nghi khủng bố. Theo bà Gvozdeva, việc ngày càng nhiều các vụ khủng bố do thủ phạm từ các nước SNG thực hiện đã được xác nhận qua con số thống kê, và lý do là vì chiến thuật vận động của IS. Bà nói: “Trong 20 năm gần đây, dòng người Hồi giáo cực đoan di cư từ Trung Á sang Syria và Iraq rất đông. Từ những năm 1990 đã tồn tại phong trào Hồi giáo Uzbekistan (bị cấm tại Nga và Uzbekistan), hoạt động trên lãnh thổ Uzbekistan song lại phát triển tại Afghanistan, Pakistan và Kyrgystan.  Năm 2015, phong trào này đã tuyên thệ trung thành với IS. Vì muốn lôi kéo thêm nhiều người đến với cuộc thánh chiến Jihad nên IS đã đơn giản hóa thủ tục này. Bất kỳ một người bất mãn nào cũng được nhận những khuyến cáo rõ ràng và đơn giản về cách tuyên bố thánh chiến với xã hội”. 

Tuần trước, công ty tư vấn Soufan Group của Mỹ cùng với cộng đồng giám định quốc tế The Global Strategy Network đã công bố báo cáo về số lượng các chiến binh nước ngoài trong hàng ngũ IS, theo đó, đông nhất là người gốc SNG - gần 9.000 người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã dẫn ra con số thống kê trong những năm khác nhau. Lãnh đạo nghiên cứu khoa học Viện Đối thoại giữa các nền văn minh Aleksey Malashenko cho rằng hiện tượng khủng bố hành động đơn độc không liên quan đến nguồn gốc và đất nước xuất xứ của họ, mà là do chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã biến hình. Nếu trước kia hành động chủ yếu là các nhóm kiểu như al-Qaeda, thì giờ đây chủ nghĩa khủng bố đã trở nên phân lập hơn. Ông Malashenko kết luận:“Nếu như đó là một mạng lưới thì còn có thể phá vỡ, còn việc đấu tranh với những hình thái kiểu này của chủ nghĩa khủng bố là vô cùng khó khăn”…

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.