Cảnh báo tình trạng trẻ thủng dạ dày khi mắc COVID-19

Lỗ thủng mặt trước môn vị phát hiện trong mổ nội soi (trái) và tiến hành khâu lỗ thủng bằng phương pháp mổ nội soi (phải) Ảnh: BVCC
Lỗ thủng mặt trước môn vị phát hiện trong mổ nội soi (trái) và tiến hành khâu lỗ thủng bằng phương pháp mổ nội soi (phải) Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo thông tin từ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa điều trị khỏi cho 2 bệnh nhi thủng dạ dày/nhiễm SARS-CoV-2.

Trước đó, ngày 22/2, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng tiếp nhận hội chẩn từ xa từ Trung tâm y tế huyện Tiên Lãng 1 trường hợp bệnh nhi 10 tuổi, nhiễm SARS-CoV-2, xuất hiện đau bụng dữ dội vùng trên rốn kèm sốt, nôn.

Hình chụp X-quang có hình ảnh liềm dưới vòm hoành 2 bên, các bác sĩ nghi ngờ thủng tạng rỗng. Nhận thấy đây là một trường hợp cấp cứu ngoại khoa cần phải xử trí kịp thời nên bệnh viện đã chỉ đạo chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng để điều trị .

Tại khoa truyền nhiễm, sau khi tiếp nhận bệnh nhân các bác sĩ khoa Ngoại Tổng hợp đã tiến hành thăm khám, làm các xét nghiệm và nhanh chóng chẩn đoán: Viêm phúc mạc do thủng dạ dày/nhiễm SARS-CoV-2.

Trẻ đã được tiến hành cấp cứu phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng dạ dày, làm sạch, dẫn lưu ổ bụng tại phòng mổ Áp lực âm của khu điều trị COVID-19.

Cũng trong ngày 22/2, bệnh viện cũng đã xử trí thêm 1 trường hợp bệnh nhi 5 tuổi vào viện với triệu chứng đau bụng dữ dội vùng trên rốn kèn nôn giờ thứ 12.

Trẻ đã đi khám tại 1 bệnh viện quốc tế tuyến dưới và được chẩn đoán: Theo dõi tắc ruột/theo dõi thủng tạng rỗng. Sau đó trẻ đã được liên hệ để chuyển đến Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng.

Sau khi nhập viện trẻ đã được đội ngũ bác sĩ khám và chẩn đoán thủng dạ dày/nhiễm SARS-CoV-2. Trẻ cũng đã được tiến hành xứ trí cấp cứu.

Sau mổ 2 trẻ được tiếp tục điều trị thủng dạ dày, song song với điều trị SARS-CoV-2. Hiện tại trẻ ổn dịnh, tiến triển tốt.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hải – Phó trưởng khoa Ngoại Tổng hợp: Thủng dạ dày là một cấp cứu khẩn cấp đòi hỏi phải chẩn đoán và xử tri kịp thời nếu không có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, muộn bệnh có thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc, nguy hiểm tính mạng. Thủng dạ dày là một cấp cứu ngoại khoa ít gặp ở trẻ em nên dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý ngoại khoa cấp tính khác như viêm ruột thừa, tắc ruột…

Phó giám đốc Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng thông tin thêm triệu chứng chủ yếu bao gồm: đau bụng dữ dội vùng trên rốn, Nôn, kích thích dữ dội.. khi đến muộn có biểu hiện sốt, cơ thành bụng co cứng và chướng dần, nhiễm trùng nhiễm độc, suy đa phủ tạng…

Nguyên nhân thủng dạ dày do viêm loét dạ dày – tá tràng gồm 3 nhóm nguyên nhân: Sang chấn tâm lý - Stress (nguyên nhân này thường gặp ở người llớn; Sử dụng thuốc chống viêm không Steroid không đúng cách; Đặc biệt là viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) đang có xu hướng ngày càng gia tăng do thói quen ăn uống không khoa học.

Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên tự ý sử dụng các thuốc chống viêm không Steroid (presnisolone, dexamethazon…) khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, các thuốc này thường thấy trong các gói thuốc không nhãn mác mà một số hiệu thuốc tự bán cho bệnh nhân mà không có đơn thuốc của bác sĩ.

Đồng thời cần tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học ( không bỏ bữa sáng, không ăn quá nhiều đồ chua cay. Tránh quá gây áp lực kết quả học tập cho trẻ, trẻ không thức khuya qqu.

Khi có các biểu hiện nghi ngờ nên cho trẻ đến viện kiểm tra ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Đọc thêm

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa

Thoát 'bụng bia' nhờ giảm cân chuẩn y khoa
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

Ảnh minh họa

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.