Cảnh báo tình trạng người già muốn tự tử

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Khó khăn về kinh tế, căng thẳng vì các bệnh tâm thần ở người già cộng với việc tiếp cận súng dễ dàng là những nguyên nhân khiến tình trạng tự tử ở người già tại Mỹ đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Tình trạng đáng lo ngại

Nằm nép mình dưới những tán cây um tùm gần như che khuất tầm nhìn từ bên ngoài, ngôi nhà của ông bà Johnson ở thành phố Warrenton thuộc tiểu bang Oregon, Mỹ thoạt trông cũng giống như bất cứ ngôi nhà nào khác trong khu dân cư của họ với một chiếc xe hơi ở lối đi, một khoảng sân xanh mát và một khu vườn lớn ở phía sau. 

Tuy nhiên, hồi tháng trước, người dân ở khu phố bàng hoàng trước sự ra đi của cặp vợ chồng già mà nguyên nhân được xác định là do tự tử. Theo những bạn bè thân thiết và hàng xóm của hai vợ chồng, một thời gian dài trước khi qua đời, bà Linda và ông Clark Johnson, đều 75 tuổi đã gặp những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và tài chính. 

Vốn nổi tiếng là tình cảm và gắn bó với nhau, cả hai ông bà đã nhiều lần nói với bạn bè về ý định muốn ra đi cùng nhau. Dựa trên lá thư tuyệt mệnh, cảnh sát cho rằng bà Johnson đã dùng súng bắn ông Johnson sau đó dùng chính khẩu súng đó để tự tử. “Sức khỏe của ông Clark trong những năm tháng cuối đời rất kém, thường xuyên đau yếu và không thể tự chăm sóc được cho bản thân”, bà LaRose cho biết. 

Trên thực tế, khi bước vào căn hộ, nhiều người không khỏi chạnh lòng trước tình trạng thiếu thốn mà đôi vợ chồng già đã trải qua: họ không có lò sưởi mà chỉ thi thoảng mới có một chút gỗ do các tổ chức từ thiện cho. Trong căn nhà 3 tầng đó cũng chỉ có một chiếc điều hòa. Những người hàng xóm cho rằng, rất có thể cặp đôi đã quyết định cùng tự tử vì cuộc sống đối với quá khó khăn để có thể tiếp tục chịu đựng thêm.

Bà Linda và ông Clark Johnson.
Bà Linda và ông Clark Johnson.

Có điều, những vụ tự tử đau lòng như trường hợp của cặp vợ chồng già nói trên hiện không còn là điều quá lạ ở nước Mỹ. Theo thống kê, trong nửa đầu năm 2017, tại Mỹ đã xảy ra tổng cộng 296 vụ tự sát, khiến 663 người thiệt mạng. Chỉ riêng tại bang Virginia, trong cùng thời gian đó đã có 9 vụ tự tử, khiến 20 người thiệt mạng. 

Tính trung bình tại Mỹ cứ mỗi tuần có 11 vụ tự tử, với tổng số người thiệt mạng do tự sát trong năm 2017 là 1.300 người. Trong đó, theo kết quả nghiên cứu do Trung tâm chính sách bạo lực ở Washington công bố vào tháng 6/2018, gần 1/3 trong số các thảm kịch tự sát có liên quan đến những người trưởng thành từ 55 tuổi trở lên. 

Nghiên cứu cũng cho biết, vì không có cách nào khác để thu thập các thông tin liên quan đến tình trạng tự tử ở người già ngoài các thông tin được đăng tải trên báo chí truyền thông nên con số trên có thể chưa phản ánh được hết quy mô của vấn đề.

Theo thống kê, người già chiếm 21% tổng số nạn nhân trong các vụ tự sát ở Mỹ vào năm 2001. Tuy nhiên, đến năm 2017, con số này đã tăng lên thành 29%. Súng là vũ khí chủ yếu được sử dụng, với 91% các vụ tự tử ở người già sử dụng thứ hung khí này.  

Cũng theo thống kê, 82% các vụ tự tử ở người già xảy ra ở nhà của họ, chủ yếu là trong phòng ngủ. Theo Viện y tế quốc gia của Mỹ, người già có nguy cơ tự tử cao hơn các nhóm tuổi khác. Họ là nhóm đối tượng thường sống cách biệt với mọi người, đồng thời cũng dễ gặp những khó khăn về y tế và tài chính, hoặc nhu cầu chăm sóc sức khỏe hơn. Thêm vào đó, tình trạng trầm cảm ở người già cũng khá phổ biến.

Trang web của Hội đồng lão khoa quốc gia Mỹ cho biết, cứ 3 người từ 65 tuổi trở lên ở Mỹ có 1 người đang sống trong tình cảnh không an toàn về mặt kinh tế, không có đủ tài chính để có thể đáp ứng được nhu cầu thực phẩm nhà ở và thuốc men cơ bản mà họ cần. 

Trong khi đó, hàng triệu người già đủ tiêu chuẩn nhưng lại có xu hướng không đăng ký tham gia các chương trình chăm sóc sức khỏe miễn phí hoặc hỗ trợ trong việc chi trả hóa đơn thuốc men, chăm sóc sức khỏe, thực phẩm, gas, khí đốt…

Thêm vào đó, là nhóm đối tượng thường có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cao hơn và gặp nhiều vấn đề khiến họ khó có thể lạc quan hơn so với các nhóm đối tượng khác nhưng lại thường có xu hướng ít đi kiểm tra sức khỏe tâm thần. 

Theo viện y tế quốc gia Mỹ, mỗi khi có vấn đề về sức khỏe, người già thường có xu hướng chỉ đi thăm khám ở các cơ sở chăm sóc ban đầu trong khi ở các cơ sở này thường chỉ tập trung chữa các triệu chứng bệnh chứ ít khi thăm khám về tình trạng tâm thần ở người bệnh.

Sai lầm lớn nhất?

Đặc biệt, Viện y tế quốc gia Mỹ chỉ ra rằng người già có xu hướng sử dụng các phương thức vũ khí có khả năng gây sát thương ngay lập tức để tự sát nhiều hơn so với các nhóm đối tượng trẻ tuổi hơn. Hành động tự sát của họ nếu có cũng được thực hiện theo cách thức có thể dẫn tới cái chết cao hơn so với hành động của những đối tượng còn lại. 

Theo nhiều chuyên gia, điều này cho thấy rằng việc chăm sóc sức khỏe cơ bản ở người già ở Mỹ cần phải bao gồm những cuộc thảo luận về vấn đề quyền sở hữu súng. “Một trong những sai lầm lớn nhất của các bác sĩ là không nghĩ về tình trạng tiếp cận súng”, bác sỹ Colleen Christmas - một nhà thần kinh học, đồng thời là một giáo sư tại trường Y Johns Hopkins ở Baltimore, cũng là một chuyên gia về chăm sóc sức khỏe ban đầu - nhận định trong một bài viết được đăng tải trên tờ Kaiser Health News số tháng 10/2018. 

Trong bối cảnh súng là vũ khí được sử dụng nhiều nhất trong các vụ tự tử ở người già, bà Christmas là người tích cực vận động khuyến nghị các bác sĩ khi thăm khám cho mỗi người già đều hỏi về khả năng tiếp cận súng của họ, tương tự như việc thắt dây an toàn khi ngồi trên xe hơi. 

Theo bà Christmas, các bệnh nhân mà bà thăm khám đều được trao đổi về vấn đề này khá thoải mái. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ khi thăm khám cho người già lại không muốn đề cập đến vấn đề này vì ngại đụng chạm đến Tu chính án thứ hai về quyền sử dụng súng trong hiến pháp Mỹ. 

Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014, 58 bác sĩ được hỏi cho biết họ không bao giờ hỏi về việc liệu bệnh nhân có súng ở nhà hay không. Trong bối cảnh như vậy, 13 bang ở Mỹ đã thông qua luật “cờ đỏ” theo đó cho phép lực lượng hành pháp và đôi khi là các thành viên trong gia đình gửi yêu cầu tới thẩm phán đề nghị thu giữ tạm thời vũ khí từ những người sở hữu vũ khí có hành vi nguy hiểm.

Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp tạm thời. Theo Viện y tế quốc gia Mỹ, cộng đồng, các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu, gia đình và bạn bè đều có vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ người già khi cần thiết.

Trong đó, theo khuyến nghị của cơ quan này, các cơ sở khám chữa bệnh ban đầu có thể cải thiện khả năng phát hiện ý định tự tử ở người già và có các biện pháp ngăn chặn thông qua việc tăng cường các kiểm tra nhằm phát hiện tình trạng trầm cảm lo âu, lạm dụng chất gây nghiện cũng như đánh giá về khả năng tiếp cận các loại vũ khí có thể gây chết người ở người già.

Các chương trình cộng đồng cũng có thể cải thiện sự tương tác và hỗ trợ những người già sống đơn độc để khiến họ có được niềm vui sống và giảm bớt đi ý định tự tử. Còn các tổ chức xã hội và y tế có thể hợp tác để cung cấp các dịch vụ điều trị y tế và giáo dục về vấn đề tự tử cho không chỉ người già mà cả cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, từ đó góp phần ngăn chặn tình trạng này một cách hiệu quả. 

Viện y tế quốc gia Mỹ dẫn một nghiên cứu của New Zealand cho biết, nếu tất cả những người già được đảm bảo sự hỗ trợ về mặt xã hội một cách phù hợp, tỷ lệ tự tử có thể giảm tới 27%. Và, nếu các vấn đề dẫn tới tình trạng trầm cảm ở người già có thể được ngăn chặn, tỉ lệ tự tử ở nhóm đối tượng này có thể giảm gần 75%.

Đọc thêm

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.

Mối nguy 'bánh mì bẩn'

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Sự việc hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm, 1 người không qua khỏi sau khi ăn bánh mì mua từ một tiệm tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến chúng ta buộc phải nhìn thẳng vào một sự thật. Đó là món ăn đường phố nói chung và bánh mì thịt nói riêng, nét “ẩm thực độc đáo” của Việt Nam; nếu không được chế biến, bảo quản kỹ lưỡng, không được quản lý chặt chẽ đầu vào, người bán không có tâm; thì đã, đang và sẽ là một mối nguy cho xã hội.