Cảnh báo sớm phòng vệ thương mại: Giải pháp giữ lợi thế cho hàng xuất khẩu

Sản phẩm lốp xe được cảnh báo sớm nên không áp thuế điều tra Phòng vệ thương mại. Ảnh minh họa
Sản phẩm lốp xe được cảnh báo sớm nên không áp thuế điều tra Phòng vệ thương mại. Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Tỷ trọng hàng hóa xuất xứ Việt Nam chiếm tỷ lệ ngày càng cao ở các thị trường lớn trên thế giới. Kèm theo đó là khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại cũng nhiều hơn. Do đó, cảnh báo sớm phòng vệ thương mại là phương án tối ưu để giữ lợi thế cho hàng hóa Việt Nam.

Nhiều mặt hàng xuất sang Hoa Kỳ có thể bị điều tra

Ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, trong bối cảnh tình hình kinh tế nói chung vẫn còn nhiều khó khăn từ các tác động của đại dịch COVID-19 và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn duy trì được động lực tăng trưởng tích cực. Thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ đạt 74 tỷ USD, đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Mexico.

Tuy nhiên, ông Hưng khuyến nghị, dự báo Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát lạm phát, bảo hộ sản xuất trong nước thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), đồng thời, gây sức ép mở cửa các thị trường xuất khẩu (XK).

“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thúc đẩy, đề nghị Việt Nam phải có nhượng bộ rõ ràng hơn trong việc mở cửa, tiếp cận thị trường, giải quyết những khúc mắc, tồn tại trong quan hệ kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ của Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ, thương mại dịch vụ, quản lý kinh tế nền tảng số - Luật An ninh mạng.

Bên cạnh đó, việc tăng trưởng thương mại trung bình 20%/năm dẫn đến một số mặt hàng đều có thể trở thành đối tượng bị điều tra PVTM. Trong khi đó, hiện các biện pháp điều tra ngày càng đa dạng, mở rộng, gắn với nhiều vấn đề, kể cả vấn đề về kinh tế và đảm bảo an ninh chính trị. Do đó, doanh nghiệp (DN) và các cơ quan trong nước cần đặc biệt lưu ý” - ông Hưng thông tin.

Ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục PVTM (Bộ Công Thương) cho biết, hiện có 224 vụ việc điều tra PVTM liên quan đến Việt Nam, trong đó chống bán phá giá (CBPG) là 124 vụ; chống trợ cấp là 23 vụ; tự vệ 45 vụ; chống lẩn tránh thuế PVTM là 32 vụ.

Các sản phẩm XK thường xuyên bị điều tra như thép, sản phẩm thép, sợi, sản phẩm nhựa, sản phẩm cao su, vật liệu xây dựng, đồ gỗ, ống đồng, tôm, cá tra, mật ong,… Các thị trường tiến hành điều tra như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Canada, EU, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mexico,…

Tăng cường cảnh báo sớm để tránh thiệt hại

Đại diện Cục PVTM thông tin, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các cảnh báo sớm về các biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM và gian lận xuất xứ nhằm tăng cường hơn nữa việc quản lý, giám sát các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để đảm bảo uy tín hàng hóa XK của Việt Nam, ngăn chặn không để tình trạng gian lận xuất xứ của một bộ phận ảnh hưởng đến các DN sản xuất, XK chân chính.

Trước mắt, việc thực hiện cảnh báo sớm cũng đã có một số kết quả khi các cơ quan chức năng căn cứ vào các thông tin cảnh báo sớm đã phối hợp, tăng cường kiểm tra, giám sát, xác minh việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai báo xuất xứ khi thông quan, đăng ký đầu tư nước ngoài.

Kết quả xác minh đã phát hiện một số DN cá biệt có vi phạm về xuất xứ hàng hóa hoặc chỉ thực hiện các công đoạn sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng không đáng kể tại Việt Nam, từ đó, các cơ quan chức năng đã có biện pháp xử lý phù hợp, tránh ảnh hưởng đến lợi thế của hàng hóa Việt Nam khi XK.

Thực tế, nhiều sản phẩm nằm trong danh sách cảnh báo bị nước ngoài điều tra PVTM như gỗ dán có nguyên liệu làm từ gỗ cứng, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men, pin năng lượng mặt trời, tủ gỗ..., nhưng từ việc được cảnh báo sớm, các bộ, ngành, địa phương và DN đã không bị động trong ứng phó với các biện pháp PVTM của nước ngoài.

Ví dụ với vụ việc Hoa Kỳ điều tra CBPG đối với sản phẩm lốp xe, phần lớn các DN Việt Nam chiếm 95,5% tổng kim ngạch XK lốp xe của Việt Nam sang Hoa Kỳ không bị áp thuế CBPG. Hoặc trong vụ việc Hoa Kỳ điều tra CBPG đối với sản phẩm ống đồng, thuế CBPG đối với DN Việt Nam là 8,35%, thấp hơn nhiều so với mức 110% mà ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ đã cáo buộc với hàng hóa Việt Nam.

Một trong những biện pháp mà Bộ Công Thương thực hiện để có thể tăng cường cảnh báo sớm với DN XK là tăng cường hợp tác về chống lẩn tránh và gian lận xuất xứ với các cơ quan liên quan của nước ngoài, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn nhằm chia sẻ thông tin của Việt Nam với các nước trong việc xử lý, nâng cao uy tín và thương hiệu các mặt hàng XK của Việt Nam.

Đồng thời đề nghị Thương vụ Việt Nam tại các nước thường xuyên cung cấp các thông tin về thị trường, cảnh báo các mặt hàng XK, khả năng về việc điều tra PVTM để cơ quan quản lý Nhà nước và DN liên quan có thể chủ động trong mọi vụ việc.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phó thống đốc Ngân hàng nhà nước tiết lộ bản chất của mục tiêu "xác thực sinh trắc học"

Phó Thống đốc NHNN Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo (ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng khẳng định, việc triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (Quyết định 2345) là “chiến dịch” lớn nhằm mục đích phòng chống lừa đảo trên không gian gian mạng, bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng

SCIC cùng lúc có 2 Phó Tổng Giám đốc mới

Hai tân Phó Tổng Giám đốc SCIC (đứng giữa) nhận quyết định.
(PLVN) - Kế toán trưởng và Giám đốc Chi nhánh miền Trung của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước vừa nhận quyết định làm Phó Tổng Giám đốc của Tổng công ty này.

Công cụ hữu hiệu trong kiểm tra, kiểm soát tài chính, tài sản công

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) - Kiểm toán Nhà nước ngày càng khẳng định là công cụ quan trọng, hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; cung cấp nhiều thông tin xác thực, có chất lượng, giúp Quốc hội có thêm căn cứ quan trọng để xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước…

Hướng tới 10 năm phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp

Công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ thủ tục của doanh nghiệp. (Ảnh: T.H)
(PLVN) - Công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp luôn được ngành Hải quan xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, được triển khai thực hiện ở cả 3 cấp: Tổng cục, Cục và Chi cục. Năm 2024 đánh dấu 10 năm ngành Hải quan phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp, với nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới” diễn ra sáng nay, tại Hà Nội.
(PLVN) -  Sáng nay - 2/7, tại Hà Nội Ban Kinh tế Trung ương đã phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tổ chức Hội thảo khoa học “Định hướng, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới mới”.

Quản lý thị trường xăng dầu như thế nào cho hài hòa, hợp lý?

Một cửa hàng trong hệ thống kinh doanh của PV Oil. (Ảnh minh họa: PV).
(PLVN) - Quản lý xăng dầu vẫn còn những bất cập trong thời gian vừa qua. Các thành tố trong chuỗi kinh doanh xăng dầu đang gặp nhiều vấn đề khó khăn chưa thể giải quyết. Vậy làm thế nào để có thể quản lý thị trường xăng dầu hài hòa, hợp lý nhất? Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh để làm rõ về vấn đề này?

Từ hôm nay, giảm thuế VAT xuống còn 8% đến hết năm 2024

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 của Quốc hội. Theo đó, thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% sẽ giảm còn 8%.

Kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá tiêu dùng tăng

Các chương trình khuyến mại tập trung, hội chợ sẽ làm giảm hiện tượng tăng giá theo lương, từ đó sẽ ít tác động đến Chỉ số CPI nửa cuối năm. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Chỉ số giá tiêu dùng của quý II và 6 tháng đầu năm 2024 tăng khá cao; trong khi mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở sẽ tăng từ 01/7/2024… Những yếu tố này sẽ tác động như thế nào tới mục tiêu kiểm soát lạm phát?

Mục tiêu 54 tỷ USD xuất khẩu nông lâm thủy sản sẽ hoàn thành

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) nông lâm thủy sản đã đạt 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023., nhờ đó thặng dư thương mại toàn ngành đạt  trên 8 tỷ USD, tăng hơn 62%.Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến quả quyết mục tiêu XK 54 tỷ USD năm nay chắc chắn đạt được..

GDP quý II/2024 tăng gần 7%

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng TCKT thông tin tại cuộc Họp báo (ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) -Với mức tăng 6,93%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2024được đánh giá có sự tăng trưởng tích cực. Mức tăng này chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý II/2022 trong giai đoạn 2020-2024.

“Lỗ hổng” trong quản lý tiền công đức

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Chính phủ về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc năm 2023. Một số nội dung trong báo cáo cho thấy còn có những “lỗ hổng” trong lĩnh vực này, dẫn đến tình trạng "chưa chặt chẽ, tiềm ẩn rủi ro, để thất thoát, trộm cắp".