Cảnh báo: Nước lũ ở sông Hồng đang tiếp tục dâng cao

Nước lũ ở sông Hồng qua Lào Cai vẫn tiếp tục dâng cao. Ảnh: Nguyễn Hải
Nước lũ ở sông Hồng qua Lào Cai vẫn tiếp tục dâng cao. Ảnh: Nguyễn Hải
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Thông tin từ tỉnh Lào Cai, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, lũ trên sông Hồng hiện vẫn tiếp tục dâng cao. Dự báo đỉnh lũ lớn nhất khả năng lên tới 84,50-85,00m; thời gian xuất hiện đỉnh vào khoảng 12-13 giờ trưa 9/9.

Lúc 7h ngày 9/9, Trạm thủy văn Lào Cai quan trắc được mực nước lên tới 83,91m (cao trên báo động 3 (BĐ3) là 0,41m); biên độ lũ là 7,43m.

Hiện lũ trên sông vẫn tiếp tục lên với cường suất trung bình khoảng 20cm/giờ. Dự báo đỉnh lũ cao nhất có khả năng đạt mức 84,50-85,00m; cao trên BĐ 3 khoảng 1-1,5m.

Thời gian xuất hiện đỉnh vào khoảng 12-13h trưa hôm nay. Lũ lên cao đã gây ngập úng sâu, mang đất cát vùi lấp rất nhiều tích cây trồng, hoa màu, rau xanh của người dân canh tác dọc hai bên ven sông

Theo chuỗi số liệu quan trắc đã thu thập được, đây là trận lũ lớn hiếm gặp trong nhiều năm trở lại đây. Trước đó, cũng do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, Lào Cai có mưa lớn trên diện rộng và kéo dài. Vào ngày 9/8/2008, trên sông Hồng đã xuất hiện lũ lớn, đỉnh lũ cao nhất lên tới 84,91m (cao trên BĐ3 là 1,41m).

Trước tình hình lũ trên sông có khả năng diễn biến phức tạp và khó lường, để giảm thiểu thiệt hại do lũ lớn gây ra. Hiện các cấp chính quyền nơi có sông Hồng chảy qua đang tích cực chỉ đạo người dân sinh sống dọc hai bên ven sông tích cực phòng tránh lũ lớn, có phương án di dời người và tài sản khi cần thiết. Khuyến cáo người dân không đánh bắt cá, vớt gỗ củi, các vật trôi nổi trên sông để phòng ngừa hiểm hoạ do lũ cuốn.

Cách đây ít giờ, thông tin về cầu Phong Châu (Phú Thọ) sập khiến nhiều người lo lắng. Cụ thể, khoảng 10h sáng 9/9, cầu Phong Châu trên quốc lộ 32C bắc qua sông Hồng nối giữa huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao của tỉnh này bị sập. Theo thông tin ban đầu, nhiều xe máy ô tô bị rơi xuống sông, hiện chưa xác định rõ số lượng và thiệt hại về người và tài sản.

Tại Tiên Yên (Quảng Ninh) khoảng 7h ngày 9/9, phần đập đất của công trình thủy lợi Hà Thanh (xã Đông Hải) bị vỡ.

Theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 6h ngày 9/9), đã có 26 người chết và mất tích do bão số 3 và mưa lũ sau bão. Trong đó do bão 9 người; sạt lở đất, lũ quét 12 người; do lũ cuốn 5 người.

Cơ quan chức năng cũng nêu thống kê thiệt hại cụ thể về người của từng địa phương: Lào Cai 6, Quảng Ninh 6 (gồm 1 chiến sĩ thuộc Lữ đoàn 513, Quân khu 3 và 1 chiến sĩ công an Trại giam Quảng Ninh), Hải Phòng 2, Hải Dương 1, Hà Nội 1, Hòa Bình 4, Yên Bái 1, Lạng Sơn 2, Bắc Giang 1, Tuyên Quang 2.

Ảnh hưởng của mưa bão cũng làm 247 người bị thương (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 40, Hải Dương 5, Hà Nội 10, Bắc Giang 4, Bắc Ninh 7, Lạng Sơn 9, Lào Cai 9, Cao Bằng 1, Phú Thọ 2, Hòa Bình 1, Thanh Hóa 2).

Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, dự báo, trong 6- 12 giờ tới, lũ trên sông Lục Nam sẽ biến đổi chậm và đạt đỉnh ở mức 6,80m vào trưa nay, trên báo động 3 (BĐ3) 0,5m sau đó sẽ xuống; lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang tiếp tục lên nhanh; lũ trên sông Thao tại Lào Cai, Yên Bái và Phú Thọ tiếp tục lên chậm.

Đặc biệt, đỉnh lũ tại Yên Bái ở mức 34,00m, trên BĐ3 2,0m vào chiều nay sau đó giảm. Lũ trên sông Cầu, sông Thương và sông Thái Bình tiếp tục lên. Lũ trên sông Hoàng Long tại Bến Đế tiếp tục xuống mức BĐ1.

Cảnh báo, từ nay (9/9) đến 11/9, trên các sông khác ở khu vực Bắc Bộ xuất hiện 1 đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt tại các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La lên mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3.

Mực nước hạ lưu sông Hồng tại Hà Nội sẽ lên nhanh (thủy điện Hòa Bình vận hành mở cửa xả đáy số 2, thủy điện Tuyên Quang mở 03 cửa xả đáy) nhưng vẫn ở mức dưới BĐ1.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cháy thư viện 1 trường tiểu học trong đêm

Hiện trường vụ cháy
(PLVN) - Vụ cháy phòng thiết bị, thư viện của một trường tiểu học ở Cà Mau trong đêm 16/9 gây hư hỏng gần như hoàn toàn phần mái, thiết bị học tập, sách vở, học liệu bên trong.

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Chung tay dọn tàn dư bão, khôi phục cảnh quan phố phường Hà Nội

Những ngày sau bão, ngổn ngang cây bật gốc trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội.
(PLVN) -  Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và quận Ba Đình phối hợp tổ chức, các lực lượng chức năng, người dân và sinh viên Thủ đô tích cực chung tay dọn dẹp những tàn dư mưa bão, khôi phục cảnh quan các tuyến phố...

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.

Chuyện về những tán cây lâu đời tại Hà Nội

Cây đại thụ bị bật gốc tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ khiến nhiều người tiếc nuối. (Ảnh: Linh Chi)
(PLVN) - Trước những tổn thất nặng nề từ cơn bão, những gốc cây đẹp và cao tuổi nhất của Hà Nội đã bị quật ngã. Những hàng cây từng là biểu tượng của sự sống và vẻ đẹp của thành phố giờ đây chỉ còn sống lại trong ký ức của những người từng sinh ra, lớn lên và gắn bó với Thủ đô.

Phát triển đô thị chống chịu thiên tai

Bão Yagi gây ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng, mỹ quan đô thị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những tác động nghiêm trọng của bão số 3 Yagi đối với Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố miền Bắc cho thấy mức độ “mong manh” của các đô thị trước tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mưa bão, lũ lụt, nắng nóng kéo dài đang có xu hướng xảy ra nhiều hơn, khó dự đoán hơn, đe dọa đến môi trường và đời sống con người.