Cảnh báo nguy hiểm từ phương pháp nhịn ăn khô để giảm cân

(PLVN) - Thời gian gần đây trên mạng xã hội xuất hiện phương pháp nhịn ăn khô để giảm cân cũng như giữ gìn sức khỏe được nhiều người quan tâm. Những người ủng hộ phương pháp này cho rằng nước thực sự không tốt cho sức khỏe và đưa chúng ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày sẽ có lợi cho cơ thể. Còn các chuyên gia y tế lại lên tiếng cảnh báo về mức độ nguy hiểm của phương pháp này.
 

Nhịn ăn khô là gì?

Theo tìm hiểu, trào lưu được khởi xướng từ một cô gái người Áo tên Sophie Prana. Cụ thể, cô gái đã chia sẻ một đoạn video ngắn về chế độ ăn kiêng khô, không uống nước lên mạng xã hội và cho biết áp dụng chế độ dinh dưỡng này vừa có lợi cho cơ thể vừa giúp bảo vệ môi trường: Tôi đã ngừng uống nước cách đây 1 năm. Các cơ bắp trong cơ thể chứa 99% là nước và nước trong các tế bào không phải là loại nước thông thường. Chúng là chất lỏng có cấu tạo phức tạp với tính chất đặc biệt.

Loại nước cô gái này nhắc tới là H3O2 hay còn gọi là “nước sống”. Theo Prana: “H3O2 nhầy hơn, đậm đặc và kiềm hơn nước thường. Nó có khả năng lưu trữ và truyền năng lượng giống như pin. Nếu biết cách sử dụng chất này, bạn có thể bảo vệ sức khỏe một cách dễ dàng”.

Thay vì uống nước bình thường, cô gái này bổ sung “nước sống” và cấp nước cho tế bào từ trái cây, rau và dừa, những thực phẩm chứa nhiều H3O2 nhất. Kể từ khi áp dụng chế độ ăn kiêng khô, Prana cho biết các vết sưng tấy trên da và khớp của cô đã biến mất.

Được biết, cô gái này không phải là người duy nhất hứng thú với việc nhịn ăn khô. Rất nhiều người ủng hộ chế độ dinh dưỡng này cũng tuyên bố có thể giải quyết các vấn đề về da như mụn trứng cá, chàm, u nang, dị ứng, phát ban và bệnh vẩy nến nhờ việc tránh uống nước.

Thay vì uống nước bình thường, cô gái này bổ sung “nước sống” và cấp nước cho tế bào từ trái cây, rau và dừa, những thực phẩm chứa nhiều H3O2 nhất.

H3O2 là gì?

Theo giáo sư Gerald Pollack thuộc Đại học Washington, người đã phát hiện thêmmột trạng thái tồn tại nữa của nước (ngoài rắn, lỏng, khí). Sau nhiều năm nghiên cứu ông đã biết khi nước ở gần bề mặt cứng của một chất khác, chúng sẽ trở nênnhờn hơn và có khả năng tự làm sạch các tạp chất đã có trong nước, điều này khác với nước mà chúng ta biết. Ông gọi lớp nước bí ẩn được làm sạch này là "Khu vực loại trừ/Exclusion Zone" hoặc "nước EZ".

Trong khu vực nước EZ, nhiều phân tử nước kết tinh trong một mạng phức tạp các hình lục giác liền kề với nhau, tạo thành những lớp xếp chồng lên nhau. Một mạng dày đặc không có chỗ cho các vật thể khác, không cả cho các phân tử hòa tan trước đó trong nước. Khi nước kết tinh, các phân tử hòa tan bị đẩy ra ngoài. Thành phần hóa học khi nước ở dạng này gồm 2 nguyên tử oxy kết hợp với 3 nguyên tử hydro tạo thành công thức hóa học mới H3O2 chứ không còn là H2O.

Nước EZ có khả năng hoạt động như một pin, các tinh thể nước polyme hóa có tích các điện tích âm xung quanh chứa đầy điện tích dương từ đó tạo ra dòng điện. Khi tiếp xúc với ánh sáng, ánh sáng hồng ngoại và tia cực tím, lớp nước EZ sẽ phát triển, cùng với sự gia tăng tích điện tích âm sẽ chuyển đổi thành điện, và chúng thực sự là những chiếc pin có thể sạc lại.

Theo các chuyên gia, nước trong tế bào của cơ thể chúng ta ở trạng thái này có thể thu ánh sáng từ môi trường và chuyển đổi nó thành một dạng năng lượng khác, cần cho hoạt động của các tế bào. Thế nhưng lạm dụng loại nước này trong quá trình ăn kiêng (nhịn ăn) thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe.

 

Nhịn ăn khô mối nguy tới sức khỏe

Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ, phụ nữ trên 19 tuổi cần uống 2,7 lít nước mỗi ngày, tương đương với 11 ly nước. Con số 3,7 lít, tương đương với 15 ly đối với nam giới. Thông thường, khoảng 20% lượng chất lỏng cơ thể cần hấp thụ tới từ thực phẩm và số còn lại đến từ việc uống nước thông thường. Do đó, chỉ tiêu thụ trái cây tươi và rau sẽ không cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể để hoạt động trong ngày.

Hơn nữa, kiêng uống nước cũng sẽ đẩy cơ thể vào trạng thái căng thẳng một cách không cần thiết. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, chuyển hóa chất, lưu thông máu, điều chỉnh nhiệt độ, loại bỏ chất độc, bôi trơn các khớp, bảo vệ nhiều cơ quan và mô. Trên thực tế, chỉ mất đi 2-3% lượng chất lỏng trong cơ thể cũng có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động thể chất, tâm trạng, giảm sự tập trung, đau đầu, suy giảm trí nhớ, lo lắng và mệt mỏi.

Không chỉ không có lợi cho cơ thể, nhịn ăn khô có khả năng gây nguy hiểm lớn. Nếu bạn không bổ sung đủ nước, nguy cơ mắc sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ tăng cao. Đối với một số người, nhịn ăn khô cũng có thể đe dọa tính mạng họ do các biến chứng từ việc mất nước. Chúng ta cần nước để loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.

Theo Jackie Newgent, chuyên gia dinh dưỡng, tác giả của cuốn sách The Clean & Simple Diabetes Cookbook kiêm nhà cố vấn ẩm thực trên trang mạng Lunch Unpacked cho biết: “Về cơ bản, chế độ ăn này khiến bạn không được dùng nước máy hoặc nước đóng chai và chỉ dựa vào lượng nước có trong thực phẩm, chủ yếu từ trái cây tươi và rau”. Đây có thể coi là một cách khéo léo nhằm nâng tầm quan trọng của “nước sống”. Trên thực tế xu hướng hướng ăn uống nhằm bảo vệ sức khỏe này không thực sự lành mạnh.

Mặc dù các thực phẩm giàu nước như trái cây, rau, nước ép hoa quả có thể hỗ trợ quá trình hydrat hóa, Cynthia Sass, chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, chúng ta khó có thể bổ sung lượng chất lỏng cơ thể cần thiết theo cách này.

Nhìn chung, các chuyên gia đều cho rằng phương pháp giữ gìn sức khỏe này hết sức nguy hiểm và tuyệt đối nên tránh. Khoa học đã chứng minh, nước chiếm 70% khối lượng cơ thể, nếu không bổ sung đầy đủ nước sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc nhiều vấn đề về sức khỏe.

Những nguy cơ từ việc không uống đủ nước

Khoa học đã chứng minh, nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Không uống đủ nước sẽ khiến cơ thể bị thiếu nước, từ đó dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống.

Theo các chuyên gia y tế, bạn nên uống 2 - 2,5 lít một ngày để cơ thể khỏe mạnh hơn và giảm những nguy cơ sau:

Gây mệt mỏi

Những dấu hiệu đầu tiên khi cơ thể thiếu nước như: Nhức đầu, khô và dính ở lưỡi hay miệng.

Khi tình trạng trên nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng như: Mệt mỏi, chóng mặt hay đau ngực. Nếu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi không rõ nguyên nhân thì rất có thể bạn đã không uống đủ nước.

Lão hóa da sớm

Khi cơ thể bị mất nước, nước sẽ chuyển từ các mô từ làn da để duy trì nồng độ trong máu. Tình trạng thiếu nước làm ngăn cản quá trình tái tạo da. Chính vì vậy, da sẽ bị khô và kém đàn hồi. Đây là nguyên nhân khiến các dấu hiệu lão hóa xuất hiện sớm và làm da xuống cấp.

Thận yếu, sỏi nội tạng

Nhiệm vụ của thận là giải độc cơ thể bằng cách lọc các chất cặn bã. Thiếu nước, thận sẽ không thể duy trì hoạt động thải độc ở trạng thái tốt nhất. Độc tố theo đó sẽ lắng lại, tích tụ dẫn đến các vấn đề về thận.

Bên cạnh đó, khi cơ thể bị thiếu nước thì hoạt động bơm máu đến thận cũng bị cản trở. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thận dễ bị hư tổn.

Ngoài ra, theo các chuyên gia quan sát lâm sàng và điều tra dịch tễ học, có rất nhiều trường hợp bị sỏi mật, sỏi thận và sỏi các bộ phận thuộc đường tiết niệu có liên quan đến việc uống nước ít hơn bình thường.

Táo bón

Uống ít nước cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do lúc này, dạ dày sẽ không có đủ nước để tiêu hóa hết thức ăn.

Thêm vào đó, cơ thể thiếu nước kéo dài cũng là nguyên nhân dễ gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, trào ngược axit hay viêm loét dạ dày.

Bệnh gút (Gout)

Bệnh gút hay còn gọi là thống phong, do lượng acid uric tăng lên trong cơ thể hoặc giảm bài tiết, sau đó acid uric lắng đọng trong khớp, thận và các bộ phận khác tạo thành một căn bệnh liên quan đến trao đổi chất.

Để ngăn ngừa bệnh gút, ngoài việc chú ý đến dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn uống cân bằng, có một điểm rất quan trọng là uống nhiều nước, giúp cho axit uric có thể được bài tiết thông qua thận nhanh hơn.

Đau khớp, đau cơ

Hàm lượng nước trong cơ bắp không đủ có thể gây đau, gây sưng, đặc biệt là sau các hoạt động thể chất. Nước cũng giúp hỗ trợ hoạt động của lớp sụn giữa các khớp. Nếu thường xuyên gặp phải các cơn đau cơ bắp thì thiếu nước có thể chính là nguyên nhân.

Có thể bị ngất

Mất nước rất nguy hiểm, cơ thể sẽ không đủ máu giàu oxy để đưa lên nuôi não bộ, từ đó dẫn đến ý thức bị mất, gây choáng váng, chóng mặt, mất phương hướng. thậm chí mất nước không chỉ làm bạn ngất xỉu mà có thể giết chết bạn vì cơ thể khô hạn. Hãy giữ cho cơ thể đủ nước, uống đủ nước để khỏe mạnh và vui vẻ.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.