Cảnh báo nguy hiểm 'rình rập' trên đường mùa gặt lúa

Người dân phơi lúa mặt đường trên tuyến đường tránh Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Ảnh: Cục CSGT.
Người dân phơi lúa mặt đường trên tuyến đường tránh Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc). Ảnh: Cục CSGT.
(PLVN) - Việc người dân đốt rơm rạ tại ruộng và chiếm dụng lòng, lề đường để phơi rơm rạ, thóc lúa và vận hành máy tuốt lúa đang iềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông...

Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), những ngày gần đây, trên nhiều tuyến giao thông, đặc biệt là tuyến quốc lộ, tỉnh lộ xuất hiện tình trạng các hộ dân sau khi thu hoạch lúa hè thu tận dụng luôn vỉa hè, lề đường để phơi thóc gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông. Có gia đình đặt máy tuốt lúa, tuốt xả thóc bên đường như... sân nhà mình.

Nhiều người còn dùng gạch, đá, cành cây để ghim bạt phơi, tạo thêm chướng ngại vật, nguy hiểm hơn đối với người và xe cộ, đặc biệt ở những đoạn đường hẹp, vòng cua.

Bên canh đó, hiện tượng đốt rơm rạ tại ruộng ven đường còn phổ biến, nhất là về chiều tối, gây khói mù, bụi..., che khuất tầm nhìn, ảnh hưởng rất lớn đến người tham gia giao thông.

Đã có vụ phơi rơm, đốt rạ gây hậu quả nghiêm trọng, được cơ quan chức năng cảnh báo hàng năm, tuy nhiên tình trạng này vẫn tái diễn. Theo Cục CSGT, nguyên nhân do ý thức của người dân chưa cao, công tác tuyên truyền, vận động của chính quyền nhiều địa phương chưa được chú trọng đúng mức. Các cơ quan chức năng cũng chưa quyết liệt xử lý triệt để vi phạm.

"Người tham gia giao thông mong muốn chính quyền địa phương chấn chỉnh ngay tình trạng này nhằm bảo an toàn cho người và phương tiện", phía Cục CSGT phản ánh.

Khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ quy định Các hoạt động khác trên đường bộ quy định các hành vi không được thực hiện, trong đó có hành vi: Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ.

Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.”

Ngoài ra phải thực biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ”

Nếu hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ trên đường bộ có dấu hiệu cấu thành tội cản trở giao thông đường bộ thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định Điều 261 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 73 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Tin cùng chuyên mục

TS. Khuất Việt Hùng cho rằng tỷ lệ TNGT liên quan xe máy chiếm khoảng 60% tổng số vụ TNGT đường bộ. (Ảnh: Văn Sơn)

Hội thảo bàn giải pháp an toàn giao thông với xe máy

(PLVN) - Hôm qua (4/11), tại Hà Nội, Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải (CL&PTGTVT, Bộ GTVT) phối hợp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một số cơ quan tổ chức hội thảo quốc tế "An toàn giao thông xe máy: Những thách thức và bài học kinh nghiệm".

Đọc thêm

Kỳ vọng taxi bay

Ảnh minh họa
(PLVN) -  UBND một tỉnh tại miền Trung vừa có một đề xuất gây chú ý dư luận, khi có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương để UBND tỉnh này xây dựng đề án thí điểm taxi bay hoạt động trên địa bàn.

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt

Từ 01/11/2024, Hà Nội chính thức tăng giá vé xe buýt
(PLVN) - Sau nhiều năm giữ nguyên giá, UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định tăng giá vé xe buýt có trợ giá trên địa bàn từ ngày 01/11/2024. Với những tuyến có cự ly từ 40km trở lên, giá vé sẽ tăng từ 9.000 đồng lên 20.000 đồng/lượt.

Nâng cao văn hóa giao thông bằng chế tài và giám sát

Tài xế xe bồn chạy ngược chiều trong đường dân sinh ở Củ Chi. (Ảnh: A.X)
(PLVN) - Thực trạng tài xế chạy ẩu, phạm luật là vấn đề “nhức nhối” của toàn xã hội. Hệ lụy đằng sau nó là những vụ tai nạn nghiêm trọng, là sự tang thương, mất mát cho biết bao gia đình. Để ngăn chặn tình trạng này, cần có sự giám sát hiệu quả và xử lý nghiêm bằng chế tài.

Chuẩn bị xây dựng cầu Phong Châu mới trong quý IV/2024

Chuẩn bị xây dựng cầu Phong Châu mới trong quý IV/2024
(PLVN) - Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông vận tải) vừa ban hành quyết định về việc ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ, theo quy định về xây dựng công trình khẩn cấp.

Cục Đăng kiểm yêu cầu tăng cường giám sát phòng, chống tiêu cực tại các Trung tâm Đăng kiểm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) cho biết, thời gian qua nhận được một số phản ánh về việc một số đăng kiểm viên (ĐKV), nhân viên nghiệp vụ một số TTĐK gợi ý, xin tiền bồi dưỡng của chủ xe khi đưa phương tiện đến kiểm định; gợi ý chủ xe phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trong khi phương tiện vẫn có bảo hiểm, hoặc gợi ý mua nối tiếp thời gian không đúng quy định. Nếu chủ xe không mua thì gây khó dễ bằng cách kéo dài thời gian trả kết quả kiểm định.