Cảnh báo nguy hại tình trạng thuốc Acid trichloracetic 80%, bán buôn, đổ sỉ trên mạng

Thuốc Acid trichloracetic 80% bán buôn, đổ sỉ trên facebook gây mất kiểm soát
Thuốc Acid trichloracetic 80% bán buôn, đổ sỉ trên facebook gây mất kiểm soát
(PLVN) - Thuốc Axit  trichloacetic (Tri-Chlor) nồng độ 80% còn được gọi là axit trichloroethanoic, là một chất tương tự axit axetic được sử dụng cho điều trị mụn cóc, mụn cơm, mắt cá chân. Thời gian gần đây, việc sử dụng, mua bán thuốc trên mạng xã hội không thông qua kê đơn và chỉ định của bác sỹ dễ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Với nồng độ 80% gây hoại tử tổ chức

Các dạng bệnh da liễu như mụn cóc, mụn cơm, mắt cá chân… tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng gây khó chịu và bất tiện cho bệnh nhân khi mắc phải. Vì thế, việc tìm hiểu thông tin về bệnh lý này trên mạng xã hội rất dễ vướng vào lời mời chào của các “con buôn thuốc”. Không cần thăm khám, không cần bác sỹ kê đơn, không sử dụng theo chỉ định của bác sỹ là tất cả những gì bệnh nhân vướng phải khi mua loại thuốc này trên mạng. Điều đáng nói, thuốc Axit trichloacetic (Tri-Chlor) nồng độ 80%  khi trị mụn cóc chủ yếu là gây hoại tử vùng da thịt chỗ mụn cóc. 

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia y tế cho biết, tự ý sử dụng thuốc Acid trichloracetic 80% không đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sỹ có thể gây bỏng, bong tróc da vùng da lân cận phần mụn cóc dễ để lại sẹo. Tuyệt đối không bôi lên mụn ruồi, bớt sắc tố, vùng tóc, mặt, niêm mạc, sinh dục.

Ông Đ.V.T ( Thanh Hóa) - một người đã bị bệnh mắt cá chân lâu năm đang sử dụng thuốc Acid trichloracetic 80% đặt mua qua mạng xã hội Facebook cho biết: “Tôi đặt mua thuốc qua mạng vì thấy lời giới thiệu chắc chắn sẽ khỏi “như đinh đóng cột” của người bán, khi bôi vào lòng bàn chân vùng da bị mắt cá để đến hôm sau thì thấy tróc da cả vùng lân cận, tay tôi bôi thuốc dính phải cũng tróc hết da tay gây khô rát”.

Khi được hỏi có biết thành phần thuốc là một loại axit và cần được sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sỹ hay không? Ông T cho biết thêm: “Trên mạng họ bán sao tôi dùng vậy, người bán thuốc trên mạng không nói và tôi cũng không biết để hỏi. Hơn nữa, ở đây người ta đặt mua thuốc trên mạng nhiều lắm, cứ lướt mạng thấy họ rao bán mà đúng bệnh tình của mình là mua dùng thử”.

Rà soát thực tế trên các trang Facebook chúng tôi nhận thấy việc bán buôn, bán lẻ thuốc Acid trichloracetic 80% khá phổ biến và với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 35- 250 nghìn đồng. Với giá thành chênh lệch như vậy liệu có ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc, gây nhầm lẫn hàng giả, hàng thật trên thị trường. Chính vì thế, để có thể chữa trị một cách tốt nhất, bệnh nhân nên đến các bệnh viện da liễu gần nhất để chẩn đoán và sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc Acid trichloracetic 80% theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. 

Cần siết chặt quản lý tình trạng mua bán thuốc tràn lan trên các trang mạng

Việc mua bán trao đổi thuốc trên các trang mạng xã hội, không thông qua các cơ sở y tế và chỉ dẫn của bác sỹ chuyên môn ngày càng phổ biến. Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, chỉ cần ở đâu giới thiệu chữa bệnh hiệu quả thì người bệnh sẽ lập tức tìm đến ngay mà không cần biết kết quả ra sao. Mạng xã hội đang dần trở thành thị trường buôn bán thuốc gia truyền thuận tiện, nhanh chóng. 

Không cần giấy phép, không cần phân biệt thật hay giả, các “thầy lang online” chào mời khách hàng mua thuốc. Tất cả họ đều đưa ra những hình ảnh được họ cho là hình ảnh có thật, có tên người, địa chỉ, số điện thoại, tin nhắn gửi lời cảm ơn khi đã được chữa khỏi bệnh nhờ thuốc. 

Chỉ cần một tài khoản cũng có thể đăng quảng cáo, rao bán và thực hiện việc mua bán với hàng nghìn tài khoản khác, thậm chí hàng vạn người khác thông qua các hội, nhóm. Không cần giấy phép, không cần phân biệt thuốc hay thực phẩm chức năng, các cửa hàng ảo cứ đua nhau chào bán nhưng người mua lại là thật. Mặc dù chính sách Facebook quy định cấm bán thuốc theo toa, nhưng thực tế các loại thuốc như Acid trichloracetic 80%  hay  thuốc chữa ung thư, thuốc chữa ho trẻ em, thực phẩm chức năng, dược phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc được chạy quảng cáo và bán tràn lan trên Facebook, trong khi cơ quan chức năng khó kiểm soát các vi phạm loại này.

Theo các quy định hiện hành của Việt Nam, các tiêu chuẩn về lưu hành thuốc chữa bệnh được quy định ngặt nghèo, thuốc chữa bệnh khi được nhập khẩu hay sản xuất trong nước phải được Cục Quản lý Dược kiểm định chặt chẽ với nhiều tiêu chuẩn và cấp số đăng ký mới được lưu thông vào trong các nhà thuốc hay bệnh viện. Nội dung và hình ảnh quảng cáo thuốc cũng phải được cấp giấy phép phê duyệt nội dung bởi cơ quan quản lý của Bộ Y tế. Nhưng trên môi trường mạng xã hội như Facebook, YouTube hiện nay chủ các shop bán hàng thường dùng kênh Facebook để quảng cáo, bán hàng trực tiếp tới người sử dụng mà không bị kiểm duyệt về chất lượng sản phẩm, cũng như nội dung quảng cáo trên Facebook.

Đặc biệt, theo các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh trạng mỗi người mỗi khác, không nên tự mình mua thuốc để tự chữa lấy mà không hỏi ý kiến của nhà chuyên môn trước. Khi mắc bệnh hoặc có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần phải được bác sĩ thật sự trực tiếp khám và chẩn đoán mới hy vọng kê toa cho đúng bệnh được. Khuyến cáo của các chuyên gia cho biết, mỗi người cần có ý thức tự giác, người bệnh tuyệt đối không nên mua thuốc qua các trang mạng, đặc biệt là những thuốc nằm trong quy chế phải kê đơn theo quy định. Việc tự ý dùng thuốc rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

Trước tình trạng này, rất cần các cơ quan chức năng có biện pháp cụ thể để ngăn chặn, xử lý các hành vi tiêu cực trên mạng xã hội, nhất là hành vi bán thuốc rởm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người. Bên cạnh đó, mỗi người dân cần có ý thức tự giác, người bệnh tuyệt đối không nên mua thuốc qua các trang mạng, đặc biệt là những thuốc nằm trong quy chế phải kê đơn theo quy định. Việc tự ý dùng thuốc rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. 

Đọc thêm

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.

Nhập viện cấp cứu, điều trị tâm thần do hút thuốc

Bệnh nhân nhập viện do bị tràn khí màng phổi. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Ông N.B.T (sinh năm 1969, ở Đông Anh, Hà Nội) mới được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng khó thở, đau chói vùng ngực phải, khi hít vào càng đau quặn hơn không chịu được.