Cảnh báo mới của WHO về đại dịch Covid-19

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus.
(PLVN) - Trong cuộc họp báo ngày 25-3, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã cảnh báo đại dịch Covid-19có thể gây thiệt hại nhiều hơn tưởng tượng.

Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Ghebreyesus cho biết: Theo thống kê mới nhất, thế giới đã mất hơn 21 nghìn người vì đại dịch Covid-19. “Chúng ta biết rằng chúng ta sẽ mất mát nhiều hơn, và mức độ như thế nào sẽ do quyết định và hành động của chúng ta lúc này định đoạt”, ông Ghebreyesus nói.

Tổng giám đốc WHO thừa nhận các quốc gia đã rất nỗ lực ddể làm chậm sự lây lan của Covid-19. Nhiều quốc gia đã đưa ra các biện pháp chưa có tiền lệ, tác động lớn đến xã hội và kinh tế như đóng cửa trường học và doanh nghiệp, hủy sự kiện thể thao, yêu cầu người dân ở nhà và bảo đảm an toàn cá nhân.

Theo tổng Giám đốc WHO, biện pháp yêu cầu người dân ở nhà và hạn chế các hoạt động đi lại sẽ giúp các nước có thêm thời gian đẩy lùi dịch bệnh và giảm được áp lực đối với hệ thống y tế. Tuy nhiên, ông  cho rằng những biện pháp nêu trên sẽ không thể dập được dịch bệnh. Ông kêu gọi các quốc gia nên tranh thủ thời ggian này để tấn công virus SARS-CoV-2. Đây chính là cánh cửa cơ hội thứ hai để đẩy lùi dịch bệnh.

CŨng trong buổi họp báo, Tổng giám đốc WHO cho biết có 6 điều quốc gia cần nghiêm túc thực hiện trong thời điểm này:

Thứ nhất, phát triển, huấn luyện và huy động lực lượng lao động trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng.

Thứ hai, triển khai hệ thống tìm kiếm mọi ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 ở cấp độ cộng đồng.

Thứ ba, tăng cường sản xuất, năng lực và sẵn sàng làm xét nghiệm.

Thứ tư, xác định, điều chỉnh và trang bị các cơ sở sẽ được sử dụng để điều trị và cách ly bệnh nhân.

Thứ năm, triển khai kế hoạch, quy trình cụ thể để cách ly những người đã tiếp xúc với ca bệnh.

Thứ sáu, tập trung toàn bộ chính phủ vào việc ngăn chặn và kiểm soát Covid-19.

WHO cho rằng, sáu biện pháp nêu trên là cách tốt nhất để ngăn chặn và chấm dứt sự lây nhiễm, do đó khi các biện pháp hạn chế dỡ bỏ thì virus SARS-CoV-2 sẽ không xuất hiện trở lại nữa.

Các biện pháp quyết liệt như tìm kiếm, cách ly, làm xét nghiệm, điều trị và truy tìm những người tiếp xúc với người bệnh không chỉ là cách tốt nhất mà còn nhanh nhất để các nước sớm dỡ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt về kinh tế và xã hội. 

Tổng Giám đốc WHO cũng cho rằng cần có nhiều phương thức truyền thông hấp dẫn và sáng tạo về sức khỏe cộng đồng.

Phim và các phương tiện truyền thông khác không chỉ đóng vai trò lớn trong việc truyền tải thông điệp quan trọng về sức khỏe mà còn lan tỏa một trong những liều thuốc tốt nhất, đó là niềm hy vọng. - Tổng giám đốc WHO truyền thông điệp tới các nhà sáng tác nghệ thuật.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.