Cảnh báo loại thuốc chết người “tiểu đường hoàn”

Loại thuốc tiểu đường hoàn màu đỏ mà bệnh nhân sử dụng có thành phần phenformin đã bị cấm từ hơn 40 năm trước - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Loại thuốc tiểu đường hoàn màu đỏ mà bệnh nhân sử dụng có thành phần phenformin đã bị cấm từ hơn 40 năm trước - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Thời gian gần đây, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) liên tục tiếp nhận bệnh nhân bị biến chứng nặng, thậm chí tử vong sau khi tự ý dùng thuốc “tiểu đường hoàn” để điều trị bệnh đái tháo đường. 

Mới đây nhất, đêm 19/2, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận một trường hợp bệnh nhân nữ 63 tuổi ở quận Ba Đình tử vong do tự ý điều trị đái tháo đường bằng viên “tiểu đường hoàn”.

Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường 3 năm nay nhưng không điều trị bằng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ mà dùng thuốc “tiểu đường hoàn”, mỗi ngày uống 8 viên. Bệnh nhân sau đó có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn và được gia đình đưa vào bệnh viện khám, điều trị.

Sau đó, bệnh nhân tiếp tục bị đau bụng nhiều, khó chịu, đi ngoài phân lỏng nhiều lần và được chẩn đoán sốc do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, suy đa tạng, được điều trị tích cực, lọc máu 4 lần nhưng tình trạng không được cải thiện. Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.

Bác sĩ Mai Cường, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân được chuyển đến viện trong tình trạng suy đa tạng nghi do ngộ độc phenformin (một thuốc đã bị cấm 40 năm nay). Bệnh nhân đã được điều trị tích cực để duy trì sự sống hoàn toàn nhờ máy, tuy nhiên đến ngày 19/2, bệnh nhân đã tử vong trước sự bất lực của các thầy thuốc và gia đình.

Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian gần đây, Khoa liên tục tiếp nhận các bệnh nhân bị biến chứng nặng sau một thời gian tự ý dùng thuốc “tiểu đường hoàn” để điều trị bệnh tiểu đường, 4 trong số 5 bệnh nhân trên đã tử vong. 

Các bệnh nhân đều vào viện trong một bệnh cảnh giống nhau, đó là đau bụng, mệt mỏi, suy đa tạng, diễn biến xấu rất nhanh, xét nghiệm axit lactic trong máu cao. Đặc biệt, các bệnh nhân đều có tiền sử đái tháo đường nhiều năm nhưng không điều trị bằng thuốc tây y mà tự điều trị bằng viên “tiểu đường hoàn” - màu xanh hoặc màu đỏ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác, được bán tràn lan và mua dễ dàng.

Điểm chung nữa là tất cả bệnh nhân đều có chung chẩn đoán: toan chuyển hóa do ngộ độc phenformin/Đái tháo đường tuýp 2. Kết quả xét nghiệm các viên thuốc “tiểu đường hoàn” mà các bệnh nhân đã sử dụng đều dương tính với phenformin.

TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng Khoa Nội tiết đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, phenformin là một hoạt chất giúp hạ đường huyết nhưng gây nhiều tác dụng phụ và nguy hiểm chết người nên đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới từ năm 1978.

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, một số đối tượng đã trà trộn, mạo danh thuốc đông y để bán ra thị trường. TS Bảy khuyến cáo người dân không nên tự mày mò các phương pháp điều trị bằng “thuốc đông y”, hoặc kinh nghiệm dân gian dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và đáng tiếc như các trường hợp bệnh nhân trên. 

Đọc thêm

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…

Ngành Y tế nỗ lực bảo đảm nguồn cung vaccine cho người dân

Chương trình TCMR làm thay đổi về cơ bản cơ cấu bệnh tật ở trẻ em Việt Nam. (Ảnh: Cục Y tế dự phòng)
(PLVN) - Được đánh giá là một trong những chương trình về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng thành công nhất hiện nay ở Việt Nam, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, nâng cao sức khỏe trẻ em cũng như người dân trên cả nước. Thành quả này có được nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ngành Y tế, đặc biệt trong việc thực hiện các giải pháp đảm bảo nguồn cung vaccine ổn định cho người dân, ngay cả trong bối cảnh khan hiếm vaccine.

Hóa giải 'nỗi oan' vaccine gây bệnh

Tiêm vaccine đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. (Ảnh: Sở Y tế Nghệ An)
(PLVN) - Trong bối cảnh các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, sởi, bạch hầu và ho gà đang gia tăng, tiêm chủng đầy đủ được xem là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, những thông tin sai lệch về vaccine đã gây ra không ít lo ngại, khiến công tác tiêm chủng, nâng cao sức đề kháng cho người dân gặp nhiều khó khăn.

Đừng cổ súy lối sống thuận tự nhiên, bài trừ tiêm vaccine

Tiêm vaccine không chỉ là quyền lợi cá nhân, đó còn là nghĩa vụ xã hội. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Những năm qua, trào lưu sống thuận tự nhiên lan rộng, thu hút một bộ phận người tin rằng cơ thể con người có khả năng “tự chữa lành”, không cần đến thuốc hay can thiệp y tế. Biến tướng nguy hiểm nhất của xu hướng này chính là việc bài trừ vaccine một cách cực đoan, lan truyền những kiến thức y tế lệch lạc trong cộng đồng.