Cảnh báo lo ngại về biến chủng “Mu”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Biến thể Mu của virus SARS-CoV-2 đã được xác nhận xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách những biến chủng “đáng lưu tâm”.

WHO hiện liệt kê 4 biến chủng vào danh sách gây lo ngại (VOC), gồm biến chủng Alpha lần đầu xuất hiện ở Anh; Beta, được phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi; Gamma, được phát hiện lần đầu ở Brazil; và Delta, được tìm thấy đầu tiên ở Ấn Độ.

Biến chủng Mu, cùng biến chủng Lambda hiện nằm trong danh sách các biến chủng “đáng lưu tâm” của WHO, tức được xác định là nguy hiểm hơn các biến chủng ban đầu, nhưng chưa có dấu hiệu đáng lo bằng các biến chủng trong danh sách VOC.

Cho đến thời điểm hiện tại, Delta vẫn đang là biến chủng COVID-19 áp đảo nhất hiện nay trên thế giới. Một biến chủng được đánh giá là toàn diện nhất, với khả năng lây nhiễm nhanh hơn chủng gốc nhiều lần, và độc lực cũng mạnh hơn nữa.

Nhưng không chỉ có Delta, một biến chủng khác cũng đang khiến giới khoa học phải bận tâm. Đó là Mu - biến chủng "B.1.621", hiện đã được Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa vào danh sách "biến chủng cần chú ý" sau khi chứng kiến số ca nhiễm gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Mu là biến chủng thứ 5 trong danh sách này, và hãy xem nhân loại đã biết những gì về nó.

Biến chủng Mu được phát hiện lần đầu tại Colombia vào tháng 1/2021. Kể từ khi ấy, biến chủng này đã lây lan ra hơn 40 quốc gia, trong đó có Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ecuador, Canada và nhiều nước tại châu Âu.

Về khả năng bảo vệ của vaccine trước biến chủng Mu, hiện tại vẫn chưa có thông tin rõ ràng. “Mu có một chuỗi những biến thể với tiềm năng né tránh được hệ miễn dịch. Dẫu vậy, thông tin này cần các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định”, WHO đưa ra nhận định hôm 31/8, làm dấy lên lo ngại biến chủng này kháng được vaccine.

Các dữ liệu từ phòng thí nghiệm chỉ ra rằng biến chủng Mu có thể né tránh một vài loại kháng thể nhất định - bao gồm cả kháng thể tạo ra từ vaccine. Tuy nhiên, biết dữ liệu là chưa đủ, và vaccine hiện nay vẫn là phương án phòng chống Covid hiệu quả nhất.

Dù có khả năng lây lan nhanh và dường như né tránh được vaccine, Tiến sĩ, bác sĩ Anthony S. Fauci đánh giá rằng Mu chưa phải là mối nguy hiểm cần phải bận tâm vào lúc này. Ông cho biết dù vẫn phải theo dõi, nhưng biến chủng này nhiều khả năng không thể chiếm được ưu thế so với chủng Delta - biến chủng chiếm tới 99% tổng ca nhiễm hiện nay tại Mỹ.

Chuyên gia dịch tễ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó COVID-19 của WHO cũng đánh giá, Mu chưa đáng lo ngại bằng Delta, biến chủng hiện đã được xác nhận xuất hiện ở ít nhất 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện Delta là biến chủng đáng lo ngại nhất vì khả năng lây nhiễm cao. Nó có khả năng lây lan gấp đôi chủng sơ khai.

Trong khi đó, Paúl Cárdenas, giáo sư dịch tễ học từ Đại học San Francisco de Quito (Ecuador) đã nghiên cứu về Mu và nhận ra một số dấu vết cho thấy biến chủng này “lây dễ hơn” so với chủng gốc. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu đáng để lo lắng.

“Mu đã vượt qua 2 chủng Alpha và Gamma tại hầu hết các khu vực ở Ecuador và Colombia. Trên thực tế, các biến chủng vẫn liên tục xuất hiện. Điều quan trọng là chúng ta phải phân loại được chúng để theo dõi, và đưa ra các phương án đối phó kịp thời”, ông cho biết.

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.