Cảnh báo gia tăng tai nạn ở trẻ dịp hè năm nay

Các bác sĩ khám lại cho trẻ. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ khám lại cho trẻ. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nghỉ hè hàng năm là thời điểm các bệnh viện ghi nhận tỉ lệ tai nạn thương tích ở trẻ gia tăng. Đặc biệt năm nay, nhiều học sinh tại các địa phương được nghỉ hè sớm do dịch COVID-19, phụ huynh càng cần chú ý đến các bé hơn...

Trượt chân ngã xuống suối, bé gái 9 tuổi suy hô hấp, viêm phổi nặng

Đó là trường hợp của bệnh nhi .Y.V (9 tuổi) trú tại Trung Sơn, Yên Lập, Phú Thọ. Trẻ được đưa vào nhập viện ngày 5/8 trong tình trạng sốt cao liên tục, tím quanh môi, da tái nhợt, có xuất huyết dưới da vùng mặt, chỉ số SpO2 thấp và không tiểu tiện được.

Trước đó, sáng cùng ngày, khi bé V đang chơi cùng em cạnh bờ suối thì không may bị trượt chân ngã xuống suối ở vị trí nước sâu khoảng 3m. 5 phút sau, bố mẹ bé làm việc gần đó phát hiện, đưa nạn nhân lên bờ. V được bố sơ cứu bằng phương pháp ép lồng ngực, ho ra nước kèm theo nôn ra thức ăn, ý thức lơ mơ, khó thở. Gia đình đưa bé đến viện cấp cứu.

Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị suy hô hấp cấp, viêm phổi do đuối nước và được chỉ định đặt ống nội khí quản, thở máy, sử dụng kháng sinh kết hợp liều cao, truyền máu. Do bệnh nhân có tiền sử tim bẩm sinh hở van 3 lá và huyết áp thấp nên được duy trì vận mạch.

Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi đỡ sốt, an thần thở máy, các chỉ số vận mạch giảm dần, bệnh nhi đã tiểu được, ăn tiêu được và được rút ống nội khí quản.

Sau 11 ngày điều trị, sức khỏe V hoàn toàn ổn định nên được cho xuất viện.

Bé 2 tuổi sốc bỏng, bỏng độ 2-3 do nước sôi

Một trường hợp tai nạn thương tích khá nghiêm trọng khác đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ là bé N.H.Đ (2 tuổi, trú tại Sông Lô – Việt Trì – Phú Thọ).

Đ được đưa vào nhập viện ngày 28/7/2021 khi vùng đầu, mặt, ngực, lưng, bụng, tay và chân có nhiều vết bỏng, diện tích bỏng khoảng 30-40%, trẻ kích thích, quấy khóc nhiều, khó thở, thở nhanh, huyết áp tụt và không tiểu tiện được.

Trước đó, mẹ Đ nấu 1 nồi chè đỗ đen. Trong một phút gia đình bất cẩn, Đ với tay làm đổ nồi chè nóng vào người. Ngay sau đó, bé được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tại Bệnh viện, Đ được điều trị chống sốc, truyền dịch, truyền albumin, truyền máu, thở oxy. Bệnh nhi sốt liên tục, được sử dụng kháng sinh liều cao, giảm đau và nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch.

Sau 9 ngày điều trị tích cực, mặc dù Đ còn sốt song khoảng cách giữa các cơn sốt đã giãn ra. Các tổn thương ở vị trí vết bỏng nông đã lên da non, các vị trí bỏng sâu độ 3A, 3B ở lưng, ngực và 2 đầu gối còn tiếp tục nhiễm trùng, chảy dịch vàng. Bệnh nhi được thay băng bỏng hàng ngày.

Sau 16 ngày điều trị, Đ tỉnh, ăn uống khá hơn, đỡ đau hơn, ít quấy khóc và chỉ còn sốt nhẹ. Các vị trí bỏng sâu ở lưng và ngực còn chảy dịch, đang lên tổ chức hạt. Các vết bỏng ở bé đã lên da non, sức khỏe bệnh nhi đã tiến triển rất nhiều

Tai nạn thương tích ở trẻ đang có xu hướng tăng lên

Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị tai nạn thương tích. Tai nạn thương tích ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên và là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm.

Trong các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích ở trẻ em thì đuối nước là nguyên nhân hàng đầu với 3.500 trẻ em và vị thành niên từ 0-19 tuổi tử vong mỗi năm, tương đương có khoảng 10 trẻ em tử vong mỗi ngày. Ngoài ra, tuỳ từng lứa tuổi mà trẻ có thể gặp các loại hình/nguyên nhân tai nạn thương tích khác nhau như: ngã, bỏng, tai nạn giao thông, ngộ độc,…

Để chủ động phòng ngừa, hạn chế tình trạng này, ThS.BSNT. Dương Thị Hồng Ngọc – Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ khuyến cáo các bậc phụ huynh cần giám sát trẻ cẩn thận, nhất là trong thời điểm trẻ được nghỉ hè hay nghỉ học do dịch bệnh COVID 19.

Phụ huynh cần quan sát kỹ trẻ khi đến nơi có nước và không để trẻ dưới 6 tuổi ở một mình trong bồn tắm. Đồng thời tại các gia đình cần làm rào, nắp đậy chắc chắn, lấp kín những ao hồ không cần thiết. Cho trẻ em học bơi và nâng cao kỹ năng phòng tránh, sơ cứu đuối nước ở mọi lứa tuổi.

Các bậc thềm, cầu thang ở các gia đình cần có lan can, tay vịn chắc chắn để phòng tránh trẻ té, ngã; các ổ điện cần phải có hệ thống chống giật, thiết kế cao ngoài tầm với trẻ nhỏ; tránh để trẻ chơi với lửa, các vật dụng sắc, nhọn; … Đối với các trẻ nhỏ, hãy đảm bảo trẻ luôn ở trong tầm mắt của mình bởi chỉ cần một phút lơ là có thể dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…