Cảnh báo chứng méo mặt do rét đậm, rét hại

Bệnh viện quá tải vì thời tiết lạnh kéo dài trong những ngày gần đây
Bệnh viện quá tải vì thời tiết lạnh kéo dài trong những ngày gần đây
(PLO) -Thời tiết lạnh kéo dài liên tục trong những ngày vừa qua đã khiến nhiều bệnh nhân đã mắc chứng liệt mặt, méo miệng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm sẽ để lại biến chứng và di chứng về vận động, thẩm mỹ.

Thời tiết giá rét kéo dài, bệnh nhân phải nhập viện cũng có xu hướng tăng cao. Trong đó, nhiều nhất là bệnh nhân nhập viện liên quan đến các bệnh lý tim mạch bởi nguy cơ đột quỵ ở người mắc bệnh tim mạch trong thời tiết giá rét cũng cao hơn. Ngoài bệnh lý về hô hấp, tim mạch, trong mùa lạnh, rét đậm, rét hại khiến nhiều người đã bị chứng méo mặt.

Tại Khoa Điều trị liệt vận động và ngôn ngữ trẻ em, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, hiện đang điều trị nhiều bệnh nhân mắc bệnh này. Ths.BS Dương Văn Tâm, Trưởng khoa cho biết, bệnh này xảy ra quanh năm với tất cả mọi đối tượng, không phân biệt già, trẻ, gái, trai. Từ đầu mùa đông tới nay, bệnh nhân đến viện tăng rõ rệt, mỗi ngày có đến 20-25 người bị méo mặt do liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.

Không ít trường hợp đã phải nhập viện vì thói quen tập thể dục sai cách trong những ngày thời tiết rét đậm, rét hại.

Chị Nguyễn Thị Nga (ở Văn Phú – Hà Đông) có thói quen đi tập thể dục vào lúc 5h sáng bất kể mùa đông hay mùa hè. Trong một buổi sáng trời lạnh, sau khi đi tập aerobic ở công viên về, do người đổ mồ hôi, đồng thời lại sắp đến giờ đi làm nên chị vội vã đi tắm ngay mà không có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, chưa kịp tắm xong thì chị đã bị cảm lạnh và được gia đình đưa đến cơ sở y tế quận để sơ cứu.

Tương tự, bé Nguyễn Minh K. (4 tuổi) bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do ra ngoài lạnh đột ngột vào buổi sáng. Ban đầu bố, mẹ không nghĩ con mắc bệnh, chỉ nghĩ do lạnh và bị nẻ nên mặt con có chút thay đổi, đến khi thấy con khóc méo mồm mới phát hiện mặt đã bị liệt.

Đa số các bệnh nhân nhập viện đều ở trong tình trạng mắt mở không nhắm được, hoặc mắt nhắm, mắt mở, mồm bị méo, ăn uống rơi vãi, miệng không huýt sáo, thổi lửa được…

Một số trường hợp nhẹ còn không biết mình mắc bệnh, chỉ khi cười và nói chuyện mới phát hiện mình bị méo mồm và đến viện khám.

Chuyên gia khuyến cáo, hiện nay tình trạng nhiều phụ huynh đưa trẻ đi học trong mùa đông, dù trời lạnh nhưng lại hay để trẻ ngồi hoặc đứng ở trước xe, như vậy là rất nguy hiểm bởi trong trường hợp dù trẻ được mặc ấm thì đứng phía trước xe như vậy, vô tình gió lạnh sẽ tạt hết vào mặt, rất dễ gây liệt mặt.

Để tránh bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, đặc biệt trong thời tiết giá lạnh hiện nay ở miền Bắc, người dân cần đảm bảo giữ ấm cơ thể, không được tắm quá muộn, tắm nước lạnh, hạn chế uống rượu bia. Khi bị bệnh, tuyệt đối không tự ý chữa bằng các phương pháp phản khoa học như đắp đuôi lươn, đắp lá. Bởi chúng không chỉ khiến bệnh không khỏi mà còn diễn biến nặng hơn, người bệnh càng khó phục hồi.

PGS Phạm Gia Khải, nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cho biết, người cao tuổi cần mặc đủ ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa. Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh hoặc lạnh vừa chuyển sang rét đậm thì người cao tuổi nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm. “Có thể vẫn tập thể dục hoặc đi lại, vận động cơ thể ở trong nhà, không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh, nhất là lúc đang có gió mùa. Tuyệt đối không mặc áo phong phanh khi tập thể dục buổi sáng sớm vì rất dễ bị nhiễm lạnh”, PGS Khải khuyến cáo.

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.