(PLO) - Bệnh Whitmore được cho là bị lãng quên nhưng có xu hướng gia tăng trong vài năm gần đây. Bệnh dễ xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm và có tỷ lệ tử vong lên đến 60%.
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai cho biết, giữa tháng 8, Khoa vừa cho bệnh nhân Bùi Văn S. (51 tuổi, ở Hòa Bình) mắc Whitmore trong tình trạng hết sức nguy kịch sau gần 2 tháng điều trị xuất viện.
Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường tuýp 2, trước vào viện 3 tuần có 1 vết xước ở chân, kèm theo sốt cao, được chẩn đoán nhiễm trùng huyết, điều trị kháng sinh liều cao tại BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình 12 ngày nhưng không đỡ. Kèm theo đó, bệnh nhân xuất hiện một ổ áp xe nên được chuyển đến khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai.
Bác sĩ Nguyễn Quang Huy, khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai theo dõi và điều trị trực tiếp cho bệnh nhân S. cho biết: Ngày 2/7, khi mới nhập viện, bệnh nhân S. trong tình trạng sốt cao kèm theo ổ áp xe ở đùi.
Với kinh nghiệm nghề nghiệp và những dấu hiệu chỉ điểm (bệnh nhân là nông dân, tiếp xúc với đồng ruộng; có tiền sử đái tháo đường; có tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng, áp xe cơ cộng với viêm phổi...) nên các bác sĩ tại khoa Truyền nhiễm đã nghĩ đến bệnh nhân bị mắc một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm mang tên Whitmore. Kết quả cấy mẫu bệnh phẩm dương tính đúng như chẩn đoán ban đầu. Bệnh nhân được chuyển phác đồ điều trị đặc hiệu theo hướng bệnh Whitmore.
Khó khăn đặt ra là bệnh nhân đã được điều trị kháng sinh liều cao tại bệnh viện tuyến trước nhiều ngày không đỡ, cộng với việc tình trạng viêm và ổ áp xe ngày càng tăng nặng. Vì thế, sau 2 tuần điều trị nhưng bệnh nhân vẫn xuất hiện tình trạng sốt cao liên tục 39-40oC, khó thở tăng lên.
Ngoài ra các ổ áp xe vẫn lan rộng, ăn vào xương gây viêm xương, xét nghiệm cấy máu và mủ vẫn dương tính với vi khuẩn Whitmore. Có thời điểm, gia đình đã nản vì tình trạng sức khoẻ suy sụp và kinh tế gia đình kiệt quệ nên xin cho bệnh nhân về để lo hậu sự, song các y bác sĩ vẫn quyết tâm, thuyết phục gia đình và kiên trì cứu chữa cho bệnh nhân.
Sau khi hội chẩn nhiều lần và nâng liều kháng sinh, kết hợp với nhiều chuyên khoa khác trong bệnh viện để cùng điều trị phối hợp: Cơ xương khớp, nội tiết, hô hấp, huyết học, hồi sức tích cực... đến ngày thứ 26, tình trạng bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu thuyên giảm và đáp ứng dần với điều trị. Đến ngày điều trị thứ 37, tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân S. đã được kiểm soát, bệnh nhân tỉnh táo, hết sốt. Sau gần 2 tháng nằm điều trị, bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện.
Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, đây là một trong những ca Whitmore nặng nguy kịch, diễn biến kéo dài nhiều lúc tưởng chừng “bó tay” nhưng cuối cùng đã thành công nhờ sự kiên trì, quyết tâm điều trị và sự phối hợp của rất nhiều chuyên khoa trong bệnh viện.
Từ đầu năm 2018 tới nay, khoa Truyền nhiễm, BV Bạch Mai tiếp nhận khoảng 20 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”. Theo TS Cường, trước kia, bệnh ít xuất hiện nhưng gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 11.
Do nhiều nguyên nhân, tỷ lệ tử vong vì Whitmore chiếm từ 40 đến 60% số ca mắc. Theo các chuyên gia, để phòng bệnh, những người hay tiếp xúc với bùn đất, làm gạch và xây dựng nên mặc bảo hộ lao động, đi ủng và mang găng tay cẩn thận để tránh trực khuẩn xâm nhập.
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: Sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi... Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Thậm chí ngay cả khi được chẩn đoán, việc điều trị cũng hết sức khó khăn, kéo dài. Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần.
(PLVN) - Trong 3 tháng đầu tiên, Trung tâm Giảm cân BVĐK Tâm Anh đã đón tiếp hơn 1.000 khách hàng, trong đó nhiều nam giới đã không còn “bụng bia” nhờ giảm cân chuẩn y khoa quốc tế.
(PLVN) - Bộ Y tế mới có kết quả sắp xếp cấp chuyên môn của 48 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế. Từ danh mục này, người bệnh nhận biết được cơ sở y tế nào thuộc cấp chuyên sâu.
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khoa Nhi của đơn vị đang điều trị có nhiều bệnh nhân nhi mắc sởi, trong đó phần lớn là trẻ dưới 1 tuổi.
(PLVN) - “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.
Trước tình hình dịch bệnh do virus HMPV đang diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, Việt Nam cũng tập trung theo dõi, giám sát thông tin để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM cho biết, virus HMPV từng được phát hiện là một trong những tác nhân gây viêm hô hấp ở trẻ em trên địa bàn thành phố trong các năm 2023 và 2024.
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .
(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.
(PLVN) - Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế mới có báo cáo nhanh về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi ở người (Human Metapneumovirus - HMPV) tại Trung Quốc.
(PLVN) - Do bất cẩn trong lúc đang cùng nhau tự chế pháo nổ từ các vật liệu đặt mua trên mạng làm vật liệu phát nổ, 4 em học sinh bị thương nặng phải nhập viện điều trị…
(PLVN) - Trong một câu chuyện đầy nhân văn, 6 bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được hồi sinh sự sống nhờ vào nghĩa cử cao đẹp của một người phụ nữ 63 tuổi được gia đình hiến tạng sau khi chết não.
(PLVN) - Mẹ bị tai nạn chết não, một nữ sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai đã quyết định hiến tạng của mẹ để mang lại cơ hội sống cho những bệnh nhân đang cận kề cái chết.
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.
(PLVN) - GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế vừa ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
(PLVN) - Ngày 2/1, thông tin từ lãnh đạo xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc chiếc điện thoại phát nổ trong lúc sạc pin khiến một nam sinh lớp 8 bị thương.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định 1704 phê duyệt phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2025, giai đoạn 2026-2030.
(PLVN) - Chiều 30/12, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã dự Lễ Kỷ niệm 30 năm thành lập và trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho tập thể lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM.
(PLVN) - Chiều 31/12, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu thông tin, bệnh viện đã kịp thời cấp cứu một nam thanh niên dọn rẫy bằng xe cuốc bị ong vò vẽ đốt hơn 50 vết.